Vải modal - Tìm hiểu về vải modal DEC TEAM

 

Khái niệm vải Modal

 
Vải Modal là một loại sợi sinh học nhân tạo, được tái chế từ bột gỗ của cây sồi. Nó có tính chất gần giống với sợi vải cotton như thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát và mềm mại. Nhưng khác ở điểm là vải modal không bị co rút và khi sờ tay trực tiếp vào bề mặt luôn có cảm giác mát lạnh do nó ít hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh.
 
Vải modal được ứng dụng nhiều trong sản xuất thời trang công nghiệp như quần áo, đồ lót, khăn mặt, khăn tắm, chăn - ga - gối - đệm.
 

Cây sồi - nguyên liệu tạo nên chất liệu vải modal

 
Vải modal có nguồn gốc từ cây sồi
Cây sồi có tính kháng sâu bọ, chính vì vậy chúng không bị ảnh hưởng bởi những chất như thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học
 
Cây sồi là cây được xếp vào hàng cổ thụ, có tuổi thọ lâu năm. Chúng có tính kháng sâu bọ, chính vì vậy cây sồi trong tự nhiên không bị ảnh hưởng bởi những chất như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Bắc Âu, Trung Âu là những  khu vực có diện tích rừng sồi rộng lớn và phát triển mạnh nhất trên thế giới - đó là nguồn nguyên liệu chính sản xuất ra sợi vải Modal của chúng ta. Cây sồi rất đặc biệt, chúng phát triển tự nhiên không cần chăm sóc, tưới tiêu nhiều.  Chúng có thể tự nhân rộng, không cần con người phải đi trồng. Chính vì vậy mà vải Modal được sản xuất từ những cây sồi tự nhiên rất an toàn, bền vững, tinh khiết và không gây hại đến môi trường sống.
Cụ thể là những sợi modal sản xuất từ thành phần cenllulose của cây sồi. Cenllulose là chất màu trắng, không mùi, không vị. Nó là thành phần chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật, giúp cho các mô thực vật có độ bền cơ học và tính đàn hồi cao.
 

Đặc điểm của vải Modal

 
Đặc điểm của vải modal
Bản thân sợi modal không phải sợi thiên nhiên 100%. Nhưng nền tảng của nó là nguyên liệu sinh học nên chất liệu này vẫn rất thân thiện và an toàn với sức khỏe của người sử dụng
 
Bản thân sợi modal không phải sợi thiên nhiên 100%. Vì trong quá trình sản xuất vải, người ta phải sử dụng một số loại hóa chất xúc tác nhưng không hề độc hại. Nền tảng của nó là nguyên liệu sinh học nên chất liệu này vẫn rất thân thiện và an toàn với sức khỏe của người sử dụng. Bản chất kết cấu của vải modal giống với vải cotton và lụa tơ tằm. Do vậy nó có rất nhiều ưu điểm, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu ưu điểm của chất liệu vải này nhé.
 
Ưu điểm của vải Modal
 
- Ưu điểm nổi bật nhất của vải modal đó là độ chống co rút và chống nhăn cực kì hữu hiệu. Một vấn đề mà vải bông cotton và tơ tằm không giải quyết được. Những trang phục được làm từ chất liệu modal vẫn giữ nguyên độ phẳng và độ mềm mại sau mỗi lần giặt. Do vậy, nó được ưa chuộng ứng dụng rất nhiều trong may mặc, các sản phẩm công nghiệp và đồ gia dụng.
 
Ưu điểm của vải modal
Ưu điểm nổi bật nhất của vải modal đó là độ chống co rút và chống nhăn cực kì hữu hiệu
 
- Ưu điểm thứ hai đó chính là khả năng thoáng khí tuyệt vời. Tất cả các sản phẩm làm từ vải modal đều có thể dùng trong mùa đông hay mùa hè vì nó không hề gây ra cảm giác bí hay khó chịu. Với sự thấm hút mồ hôi cao, trang phục vải modal sẽ cho bạn trải nghiệm khô thoáng và  tuyệt vời nhất.
- Khi trực tiếp sờ vào bề mặt vải Modal, bạn sẽ cảm nhận được độ nặng và mềm mịn của vải giống như vải bông (cotton).
- Một ưu điểm của vải modal được đánh giá rất cao nữa là khả năng kiểm soát nhiệt độ và khả năng làm mát tự nhiên của vải cực kỳ tốt. 
- Vải modal không gây kích ứng da vì nó có nguồn gốc từ thiên nhiên và trải qua quá trình sản xuất hiện đại không độc hại. Nó có khả năng kháng khuẩn rất tốt nên cũng đóng góp vai trò quan trọng vào việc làm sạch không gian của chúng ta.
- Vải modal dễ nhuộm màu, giữ màu tốt và ít bị xù lông  sau một thời gian sử dụng. 
 
Khả năng kiểm soát nhiệt độ và khả năng làm mát tự nhiên của vải modal cực kỳ tốt
Khả năng kiểm soát nhiệt độ và khả năng làm mát tự nhiên của vải modal cực kỳ tốt
 
- Không chỉ thoáng mát, mềm mại cùng khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời, vải Modal còn có độ co giãn và độ bền cực kỳ cao. Bởi kết cấu sợi được làm từ cenllulosse nên rất bền chắc và dẻo dai, có khả năng chịu mài mòn. Nó bền ngay cả khi ở trong nước hơn những loại vải thông thường khác.
 

Ứng dụng của vải Modal

 
Thời trang với vải modal
 
Trang phục đường phố vải modal
 
Vải modal được khá nhiều người tên tuổi ứng dụng cho trang phục hàng ngày của mình
Vải modal được khá nhiều người tên tuổi ứng dụng cho trang phục hàng ngày của mình
 
Đồ gia dụng với vải modal
 
Ga giường bằng vải modal
Đồ gia dụng với những tấm ga giường làm bằng vải modal
 

Lịch sử ra đời của vải Modal

 
Năm 1930, sợi vải Modal được dùng đầu tiên trong ngành công nghiệp sản xuất băng tải, đường ống và lốp xe. 
Năm 1960, loại sợi này đã được một công ty có trụ sở tại Áo tên là Lezing AG sản xuất và phát triển mạnh trong ngành dệt. Ban đầu, vải modal chỉ được sử dụng ở một số quốc giai kinh tế như Đức, Hungarry, Slovakiaa và Nhật Bản. Dần dần, chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trên khắp thế giới. Bởi những ưu điểm tuyệt vời của nó, vải modal rất được ưa chuộng đặc biệt trong lĩnh vực may mặc thời trang.
 

Quy trình sản xuất

 
Quy trình sản xuất vải Modal khá đơn giản gồm bốn bước như sau:
 
Bước 1: Chất cellulose sẽ được xử lý bằng Sodium Hydroxide và Carbon Disulfide để biến thành chất lỏng màu vàng và nhớt giống như mật ong.
Bước 2: Loại bỏ tạp chất và lử lý chất lỏng thu được ở bước 1 bằng cách phá vỡ các cấu trúc xenluloza để tạo ra một loại bùn.
Bước 3: Hỗn hợp bùn đó được đưa qua các lỗ nhỏ vào bồn chứa chất hóa học, nó sẽ được đông cứng và tạo thành các sợi modal mịn.
Bước 4: Cuối cùng các sợi sẽ được rửa sạch, tẩy trắng và dệt thành vải modal.
 

 

Cách bảo quản vải Modal

 
Cách bảo quản vải modal
Ngược lại với nhiều loại vải thông thường, vải modal không được giặt khô hoặc là hơi
 
Vải modal là loại vải khá dễ bảo quản, nó không cần quá phức tạp, tỉ mỉ như vải tơ tằm.
 
- Để ổn định màu trên sản phẩm, bạn nên dùng nước lạnh để giặt các những sản phẩm từ vải modal trong lần giặt đầu tiên mang về nhà.
- Ngược lại với nhiều loại vải thông thường, vải modal không được giặt khô hoặc là hơi. Khi giặt, bạn cũng không được phép ngâm trong nước lạnh quá lâu.
- Trang phục được làm từ chất liệu modal nên được phơi khô tự nhiên ở những khu vực thoáng mát. Hạn chế tối đa dùng máy sấy để làm khô vải, vì điều đó sẽ khiến sợi vải bị co lại, gây mất form dáng ban đầu của trang phục.

TAG: vải modal
DEC Design Education sưu tầm & biên tập.
DEC : " Học để trở thành chuyên nghiệp "