Menu
Tin thời trang
Kinh doanh
Tin tức / Xu hướng
Haute couture 2018
Ready To Wear 2018
Bộ Hình Thời Trang
Thư viện
Vật liệu
Phong cách thời trang
Màu sắc
Trang phục
Phụ kiện
Thương hiệu
NTK nổi tiếng
1001 khúc mắc
Học thiết kế thời trang
ĐIỀU NÊN ĐỌC!
Học viên ( Decer )
1.Khoá vẽ chì
2.Khoá vẽ màu
3.Khoá vẽ trên ipad
4.Khoá cắt may
5.Khoá Draping
6.Khoá BRA-CORSET
7.Khoá TR-CUTTING
8.Khoá DRAPING TECHNIQUES
9.Khoá phối màu
10.Khoá trang trí
11.Khoá sáng tạo BST
12.Khoá Start-up thời trang
Liên hệ
Search
Go
Dệt lụa từ tơ sen tinh hoa nghệ nhân Việt
Published on
8/22/2018
Ngoài tơ tằm ra, ít ai để ý tới tơ sen - thứ vải tinh túy, nhẹ nhàng, mang nặng hồn quê hương dân tộc.
Người phụ nữ Hà Nội đầu tiên dệt lụa từ tơ sen
Nghệ nhân Phan Thị Thuận (65 tuổi) là người Việt Nam đầu tiên dệt lụa thành công từ những cuống sen bỏ đi. Nặng lòng với từng con tơ, sợi chỉ, trong khi nghề dệt ngày càng mai một, có kẻ bỏ xứ mà đi, cũng có người dứt lòng tìm kế sinh nhai mới.
Sinh ra và lớn lên ở làng Phùng Xá, lại là đời thứ 3 trong gia đình truyền thống theo nghề dệt, nghệ nhân Phan Thị Thuận chưa bao giờ dứt lòng với nghề. Bà luôn đau đáu tìm hướng đi mới cho bản thân, cho những người dân nhiều năm qua mải miết "lạc" giữa những con máy thô sơ. Bà biết với xu thế hiện thời, chả mấy chốc nghề dệt sẽ phải đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ", đau đớn hơn là lụi tàn mà không còn lại gì.
Bản thân người nghệ nhân 65 năm trong nghề cũng tự nhận thấy mình là người nghiêm khắc. Bà không chấp nhận bất cứ sự hời hợt nào trong sản phẩm. Bà tâm niệm, muốn giữ được nghề trước hết phải có tâm và có đạo đức. Đã không làm thì thôi, một khi đã động tay vào sợi tơ sen, mọi quy trình phải theo khuôn phép và cẩn thận. Tơ sen mỏng manh lắm, nên bàn tay người thợ nếu không mềm mại sẽ chẳng thể làm nổi những sản phẩm đẹp và tinh tế.
Quy trình tạo tơ sen
Tất cả các công đoạn tạo ra sợi tơ sen đều thật chỉn chu và rất cầu kỳ. Cuống sen sau khi được ngắt trực tiếp từ đầm phải rửa qua 2 lớp nước để làm sạch bùn và gai. Cuống sạch thì tơ mới sạch và đẹp. Cuống nào cũng làm được tơ sen, riêng cuống non cho lượng tơ dẻo mà đẹp.
Để lấy được tơ sen, bà Thuận dùng dao khứa xung quanh cuống sen thành những đoạn dài 3-4 cm rồi dùng tay vặn và kéo tơ, miết qua mặt bàn dấp dính nước, đồng thời ve cho sợi tơ sen tròn lại cho đến khi chúng đủ dày. Cứ thế, những sợi tơ sau nối tiếp vào những sợi tơ trước thành một cọng tơ tưởng như dài bất tận. Trong lúc khứa phải lưu ý, không được khứa quá sâu sẽ làm đứt luôn phần sợi tơ bên trong. Công đoạn cuộn sợi tơ đòi hỏi tính kiên nhẫn cực cao. Đó là lý do những sợi tơ trông mềm mại, dịu dàng nhưng lại cực kỳ kiêu sa đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế từ bàn tay người nghệ nhân.
"
Tất cả các cuống sen phải được xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Nếu cuống bị khô lại, tơ sẽ hỏng hoàn toàn. Để sợi tơ không có chỗ to chỗ nhỏ, người ve sợi cần phải đều tay. Sau khi quay sợi thành ống, tơ sen được đưa vào máy se rồi mắc lên trục con thoi để dệt thành sợi ngang
" - bà Thuận căn dặn từng người thợ.
Phải mất 1.200 cuống sen mới dệt ra được 10.000 m sợi. Một cuống sen có khoảng 30 sợi chỉ nhỏ. Sợi sen thu được rất mảnh, chỉ bằng 1/10 sợi tóc, là loại chỉ nhỏ nhất thế giới, bông, nhẹ và có mùi thơm tự nhiên. Sợi tơ nhỏ thôi, nhưng vô cùng quý. Khi mặc không bị nhăn, bền và rất chắc.
Thực tế trên thế giới, Myanmar là nước đầu tiên có nghề dệt vải lụa từ tơ cọng lá và cọng hoa sen, từ khoảng năm 1910. Nghề dệt vải lụa thủ công từ tơ sen của Myanmar được hình thành một cách tự phát, khởi nguồn từ ngôi làng KyaingKan (Chaing Kham) – cực nam của hồ Inlay với sản phẩm ban đầu là tấm áo cà sa dâng lên các nhà sư trụ trì trong vùng.
Mất 1 tháng rưỡi và 4.800 cuống sen cho một chiếc khăn quàng cổ dài 1,7 mét
Ấp ủ dự định từ lâu về một loại vải mới, sau 2 năm vừa nghiên cứu vừa thử nghiệm, nghệ nhân Phan Thị Thuận cho ra lò những chiếc khăn quàng cổ đầu tiên được sản xuất từ sợi tơ của sen. Thứ sợi tơ khá "chảnh" chỉ có ở cuống sen - bộ phận nhiều người vẫn nghĩ là "vô dụng" nhất trong tổng thể cây sen.
Phải cần tới 4.800 cuống sen cho một chiếc khăn quàng cổ chiều dài 1,7 mét, chiều ngang 25 cm. Tính ra một người thợ chăm chỉ lắm thì một ngày cũng chỉ làm được 200-250 cuống. Như vậy, một chiếc khăn quàng ngót nghét mất hơn 1 tháng trời.
Không chỉ thấy ấm, thấy thoáng, thấy nhẹ mà những sợi tơ mềm mại còn phảng phất chút hương sen, đó là lý do lụa sen được mệnh danh là viên ngọc quý trong thế giới vải vóc. Cần mẫn, tỉ mỉ, bà Thuận đã mang một làn gió mới cho ngành lụa Việt.
Nghệ nhân Thuận kỳ vọng việc sản xuất sợi sen từ cọng lá và cọng hoa sen sẽ mở ra triển vọng nâng cao giá trị kinh tế của nghề trồng sen ở nước ta, làm nẩy sinh một nghề mới cho nông dân các vùng có đất ngập nước, đồng thời tạo ra một nguồn sợi đặc sản với những sản phẩm có giá trị cao.
Đó là một người phụ nữ bản lĩnh, một người nghệ nhân tràn đầy tình yêu quê hương và tâm huyết với nghề. Nếu có cơ hội ghé thăm làng Phùng Xá, gặp và nhâm nhi tách trà sen với nghệ nhân Phan Thị Thuận, chắc hẳn bạn sẽ nhận ra một điều, rằng không ai yêu và trân quý bông sen như bà.
Cầm trên tay chiếc khăn mặt được làm từ tơ sen, người đời cảm nhận trọn vẹn sự mềm mại và tinh khôi của nó. Đúng là lụa sen bao nhiêu năm qua vẫn xứng với cái danh viên ngọc quý trong giới vải vóc.
DEC Design Education
sưu tầm & biên tập.
#DEC :
"
Học để trở thành chuyên nghiệp
"
Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích