Menu
Tin thời trang
Kinh doanh
Tin tức / Xu hướng
Haute couture 2018
Ready To Wear 2018
Bộ Hình Thời Trang
Thư viện
Vật liệu
Phong cách thời trang
Màu sắc
Trang phục
Phụ kiện
Thương hiệu
NTK nổi tiếng
1001 khúc mắc
Học thiết kế thời trang
ĐIỀU NÊN ĐỌC!
Học viên ( Decer )
1.Khoá vẽ chì
2.Khoá vẽ màu
3.Khoá vẽ trên ipad
4.Khoá cắt may
5.Khoá Draping
6.Khoá BRA-CORSET
7.Khoá TR-CUTTING
8.Khoá DRAPING TECHNIQUES
9.Khoá phối màu
10.Khoá trang trí
11.Khoá sáng tạo BST
12.Khoá Start-up thời trang
Liên hệ
Search
Go
Hướng dẫn cắt may quần âu nam - cắt may quần âu nam thông thường
Published on
10/29/2018
Dáng quần & quy cách thành phẩm quần âu nam thông thường
Cách vẽ rập thân trước quần âu nam thông thường
1. Dài quần:
Ở đầu bên phải của đường cơ bản, kẻ một đường vuông góc là đường gấu quần. Phía trên đường gấu quần khoảng 4cm, kẻ một đường song song là đường gấp gấu; từ đường gấp gấu tiến lên trên một khoảng cách bằng dài quần - 3,3cm, vẽ đường thẳng vuông góc với đường cơ bản, tức đường ngang cạp.
2. Hạ đũng:
Đo đường ngang cạp trở xuống một khoảng bằng 2M/10 + 5cm, kẻ một đường song song, tức đường ngang đũng.
3. Đường hạ gối:
Từ điểm chính giữa của đường gấp gấu đến đường ngang đũng, đo lên trên 6,6cm, ket một đường song song, tức đường hạ gối.
4. Đường hạ mông:
Tại điểm 1/3 từ đường ngang đũng đến đường ngang cạp, hạ một đường song song với đường ngang cạp, đó chính là đường hạ mông.
5. Rộng mông:
Bắt đầu đo từ giao điểm giữa đường cơ bản và đường hạ mông, lấy một khoảng cách bằng M/4 + 1,7cm, định ra chiều rộng mông, vẽ đường hạ đũng trước.
6. Rộng đũng:
Trên đường rộng đũng, đánh dấu điểm cách đường cơ bản 1cm. Rồi từ giao điểm giữa đường thẳng hạ đũng trước và đường ngang đũng, hướng ra ngoài lấy một khoảng cách bằng M/20( nửa vòng mông/10) -1cm, đây chính là chiều rộng của đường lượn moi, còn toàn bộ khoảng cách này là rộng đũng.
7. Moi:
Trên đường hạ đũng trước, từ đường hạ mông hạ xuống dưới khoảng 2cm, từ điểm này kẻ một đường xéo đến phía cuối đường ngang đũng, rồi vẽ đường cong của moi.
8. Ly thân trước (đường trung tuyến của thân trước):
Đi qua trugn điểm của đường ngang đũng, song song với đường cơ bản, đó chính là đường ly thân trước.
9. Xếp ly:
Tại đường ngang cạp từ nếp là thân trước hướng về phía đường thẳng hạ đũng trước, đo lấy một khoảng 3cm để kẻ đường xếp ly.
10. Rộng cạp:
Trên đường ngang cạp, từ đường thẳng hạ đũng trước lấy vào trong 0,7cm, từ điểm này đo vào trong một khoảng bằng E/4 + 6,6cm (gồm cả ly) để xác định đường rộng cạp, kẻ đường chéo sườ quần (kẻ đến chỗ đường hạ mông).
11. Miệng túi:
Miệng túi xéo, trên đường ngang cạp, lấy từ đường ráp sườn quần lấy vào trong 5cm, kẻ từ điểm này đến điểm ngoài cùng của đường hạ mông làm đường miệng túi, miệng túi thường rộng khoảng 15cm.
12. Chiết ly:
Trên đường ngang cạp, tại điểm chính giữa nếp ly thân trước đến đường miệng túi, kẻ một đường vuông góc xuống dưới làm đường chiết ly, điểm cuối đường chiết ly cách đường ngang đũng 4cm, rộng ly 2,5cm, kẻ đường chiết ly.
13. Rộng ống:
Từ giao điểm của đường gấp gấu và ly thân trước, đo về hai bên một khoảng bằng 1/2 rộng ống(12 cm), xác định rộng ống.
14. Rộng gối:
từ hai đầu của đường ngang đúng, mỗi bên lấy vào 2,3cm, kẻ đường thẳng nối liền hai điểm này với hai đầu của đường rộng ống, giao điểm của hai đường nối này với đường ngang gối chính là rộng gối (cũng có thể đo trực tiếp để lấy được số đo hạ gối).
15. Đường rác ngoài, đường ráp trong:
Kẻ đường thẳng nối liền hai đầu của đường rộng ống với hai đầu của đường rộng gối; vẽ đường cong nối liền hai đầu của đường rộng gối với hai đầu của đường ngang đúng, vẽ lại đường nét cho suôn.
Cách vẽ rập quần âu nam thông thường thân sau
Dùng thân trước đã cắt xong làm chuẩn, đặt thân trước lên trên miếng vải còn lại, cần phải chú ý sao cho chiều dọc của miếng vải còn lại. đó và ly là của thân trước song song với nhau. Đặt thân trước lên để vẽ thân sau.
1. Đường hạ mông:
Xác định đường hạ mông của thân sau căn cứ vào thân trước.
2. Đường ráp ngoài:
Tại đường gấp gấu, lấy rộng ra so với thân trước thêm 2cm; tại đường ngang gối lấy rộng ra 2cm, rồi kẻ đường thẳng nối liền hai điểm; tại đường hạ mông, lấy rộng ra so với thân trước 3,6cm; tại đường ngang cạp, từ đường cơ bản của thân trước (tức đường thẳng vuông góc với điểm ngoài cùng của đường hạ mông thân trước) lấy rộng ra 5,3cm, vẽ đường cong nối liền hai điểm, lại dùng thước công nối liền điểm rộng gối và điểm rộng mông, chỉnh lại các đường cho suôn, ta được đường rác ngoài của thân sau, và độ nghiêng cần CÓ của đường ráp sườn.
3. Đường hạ đũng:
Từ đường ngang đúng của thân trước hạ xuống 1cm, vẽ đường hạ đũng của thân sau.
4. Rộng mông:
Trên đường hạ mông, bắt đầu từ đường ráp sườn, đo vào trong một khoảng bằng M/4+2,3cm làm rộng mông.
5. Đường lượn đằng sau:
Từ điểm ngoài cùng của đường rộng mông, kẻ đường thẳng vuông góc với đường vòng cạp, từ giao điểm giữa đường này với đường vòng cạp, này, lấy về phía cạnh sườn 3,3cm, nối liền điểm này với điểm ngoài cùng của đường rộng mông, rồi kéo dài cho đến đường ngang đúng, ta được đường thẳng phụ trợ để vẽ đường lượn đũng sau giữa eo và mông.
6. Dông mông thân sau:
Từ điểm trong cùng của đường vòng cạp thân trước, lấy lên 3,3cm, ta được điểm dông đường mông thân sau.
7. Rộng cạp:
Từ điểm dông vòng mông thân sau hướng về phía đường ráp sườn ngoài, vẽ đường vòng cạp của thân sau, rồi từ đường ráp sườn ngoài đo trở vào một khoảng bằng E/4 +6,6cm, ta được đường rộng cạp, nối điểm này với điểm trong cùng của đường hạ mông ta được đường cắt đằng sau.
8. Chiết ly:
Hai ly sau lần lượt nằm ở hai điểm bằng 1/3 vòng cạp, ly rộng 2cm, dài 8cm.
9. Túi sau:
Từ đường vòng cập hạ xuống 8cm, miệng túi rộng 13,2cm, khoảng cách giữa hai bên miệng túi và hai điểm cuối ly phải cân xứng với nhau.
10. Rộng lượn đũng:
Trên đường ngang đãng, từ giao điểm giữa đường ngang đúng và đường hạ đúng, đo ra ngoài một khoảng bằng M/10.
11. Đường lượn đũng sau:
Nối điểm ngoài cùng của đường hạ mông với điểm ngoài cùng của đường rộng lượn đúng, vẽ đường lượn đũng sau đi qua điểm bằng 1/3 đường phân giác của góc đó.
12. Đường ráp sườn trong:
Từ mép đường gấp gấu, lấy rộng ra 2cm so với thân trước; từ mép đường rộng gối, lấy rộng ra 2cm so với thân trước, kẻ đường thẳng nối hai điểm này với nhau, rồi lại kẻ đường cong nối đến mép ngoài của đường lượn đũng sau, ta được đường ráp sườn trong.
Các bộ phận rời chủ yếu khi cắt may quần âu nam thông thường
1. Cạp quần:
Hai lớp, dài E/2 + 4cm, rộng 5,5cm (bao gồm cả chứa đường biên), độ rộng thực sau khi may là 4cm.
2. Đáp mọi trong:
Hai lớp, dài 23cm, rộng 4,5cm (đường ráp khóa kéo phía trước).
3 Đáp mọi ngoài:
Một lớp, dài 23cm, rộng 4,5cm.
4. Đáp túi sường:
Đầu trên rộng 9cm, đầu dưới rộng 3,3cm, bên trong là vải lót, bên ngoài tạo dáng theo đường may thân trước.
5. Đáp túi hậu:
dài 16,5 cm, rộng 5cm.
6. Nẹp túi hậu:
dài 16,5cm, rộng 4cm.
7. Đỉa quần:
dài 7,3cm, rộng 2,5cm.
Cách cắt rập thân sau về thêm một phía
Cách cắt thân sau thêm về một phía được căn cứu vào nguyên lý cắt thân sau thêm về hai bên, sao cho hình dáng và độ nghiêng của đường ráp sườn của nó giống với phương pháp thêm về hai bên, ưu điểm của cách làm này là đơn giản, dễ thao tác, dễ học. Toàn bộ các hình vẽ thiết kế sau đây sẽ đều áp dụng cách vẽ thêm vào một bên.
Cách xếp vải khi cắt rập quần âu nam thông thường
Hai cách xếp vỉa dưới đây thích hợp với những tấm vải khổ đơn hoặc khổ đúp rộng khoảng 7cm. Khi xếp vải cần phải chú ý đường biên phải (đường sợi dọc) và nếp là ly của thân trước và thân sau phải song song với nhau.
Ước tính:
Dài quần = 104 + 5 = 109cm
Nguồn :
NXB Bách Khoa Hà Nội (Bài viết mang tính chất
tham khảo
chuyên môn)
Khoá học dành cho các bạn muốn theo đuổi nghề chuyên nghiệp vui lòng tham khảo tại đây :
học cắt may
(click vào từ khoá này)
DEC Design Education
sưu tầm & biên tập.
DEC:
"Học để trở thành chuyên nghiệp"
Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích