Tìm hiểu về chỉ may DEC TEAM

Chỉ may là phụ liệu quan trọng nhất ngành may mặc, cần phải cần có chỉ mới kết nối các mảnh vải lại với nhau tạo nên một sản phẩm may mặc hoàn chỉnh. Vải được coi là gạch trong xây dựng thì chỉ như là vữa xi măng vậy. Chỉ may là thành phần không thể tách rời của ngành may mặc. Chức năng cơ bản của chỉ là để tạo hiệu ứng thẩm mĩ và thực hiện nhiệm vụ may ghép các bộ phận chi tiết với nhau
 
Theo định nghĩa được đưa ra bởi ASTM thì chỉ may là các sợi mềm dẻo, dễ uốn, đường kính sợi nhỏ, rất đều, thường được xử lý gia công bề mặt ngoài bằng cách nhuộm, quét dầu. Chỉ dùng để may ghép hai hay nhiều miếng vải hoặc vật dụng với nhau thông qua đường may. Nó có thể được đưa ra bở độ nhẵn, đều, gia công xử lí bề mặt thông qua quá trình hoàn tất để làm cho chỉ có độ bền khi di chuyển qua mắt kim và xuyên qua vải trong quá trình may. 
 

1. Phân loại chỉ may
 

Tìm hiểu về chỉ may DEC TEAM
 
Chỉ may có thể được làm từ các nguyên liệu khác nhau như: xơ có nguồn gốc tự nhiên như bông, len, tơ tằm …, Nguồn gốc nhân tạo như Vixco, PES, PA, PAN, … hay kết hợp cả hai nguyên liệu trên. Các loại chỉ may khác nhau có tính chất riêng biệt khác nhau. Có thể phân biệt chỉ may theo nhiều cách sau đây.

Phân loại chỉ may theo nguyên liệu gia công

Tùy theo nguyên liệu gia công mà ta có các loại chỉ bông, chỉ len, chỉ tơ tằm, chỉ PeCo,… Dưới đây là một số loại nguyên liệu phổ biến dùng làm chỉ may và mục đích sử dụng của chúng

Cotton: Chỉ xe săn truyền thống, sử dụng chung
Cotton/Polyester: Một sợi cotton với một sợi lõi polyester có khả năng kéo giãn ít nhưng lại giữ được hình dáng của sợi cotton, bền và không óng ánh
Sợi lanh: Sợi xe săn. Có thể trộn để tăng độ bền và khả năng chống mốc, dùng may yên ngựa bằng da truyền thống, túi xách và các phụ kiện
Kim loại: Một lớp kim loại phủ ngoài tạo ra sản phẩm màu sắc rực rỡ và lấp lánh
Nylon: Tơ filament đơn có khả năng bị nung nóng chảy khi là. Thường được phổ biến hơn PES, rất bền, tỏng suốt
PE: Sợi pha tổng hợp, bền và giãn hơn cotton, bông
Rayon: Làm từ cellulose nhưng thành phần xơ tự nhiên không nhiều
Tơ: Rất mảnh, thời gian phân hủy lâu
Len: chỉ dày hơn, thô, đơn giản

Phân loại chỉ may theo cấu trúc chỉ
 
Chỉ làm từ sợi kéo, từ xơ cắt ngắn gồm có xơ cắt ngắn: Có thể dùng nhiều loại xơ nhưng xơ phổ biến nhất là PES. Hai tới sáu sợi được se lại với nhau, có độ đàn hồi và độ bền mài mòn tốt. Chỉ làm từ sợi lõi xơ cắt ngắn gồm có sợi Filament polyester hoặc nylon được bao quanh bởi xơ cắt ngắn thường là bông và polyester. Chỉ từ sợi lõi có độ vặn đường may ít hơn và đường may ít nhăn hơn chỉ làm từ sợi xơ cắt ngắn khi mà kim xuyên qua vải

Sợi lõi: Được bọc bông, bền và ho cảm giác dễ chịu. Ngoài ra chỉ từ sợi lõi sử dụng bông là lý tưởng cho quần áo 100% được nhuộm. Chỉ từ sợi lõ có khả năng may tốt hơn chỉ từ sợi cắt ngắn có cùng kích thước. Ngoài ra độ săn có thể bị tở bớt ra khỏi sợi kéo từ xơ cắt ngắn trong quá trình may làm cho chỉ kém bền hơn.

Chỉ Filament: có thể là filament đơn hoặc multifilament

Chỉ filament đơn : bao gồm chỉ một sợi filament nylon. Các chỉ này không dễ nhìn thấy trong hàng may mặc có màu sắc bất kỳ do có màu trong suốt. Sử dụng sợi này giảm thời gian dự trữ chỉ tới mức thấp nhất. Chỉ monofilament  rất bền cho nhiêu loại vải. Nó có độ bền mài mòn cao, cứng và rất trơn làm cho nó khó xử lý. Khi chỉ này bị đứt nó nhanh chóng tuột mũi ra và đầu chỉ có thể kích thích da người mặc. Do vậy nó chỉ dùng cho quần áo giá rẻ và hay dùng cho các đường may viền

Chỉ multifilament : Gồm nhiều sợi filament đơn được xe lại với nhau. Các filament  cũng có thể được dính lại với nhau để hình thành sợi dính kết. Loại chỉ này thường sử dụng trong hàng bọc nội thất và sản phẩm giày là các sản phẩm yêu cầu độ bền cao
Phân loại chỉ may theo chức năng hoàn tất
 
Tùy theo sản phẩm may có chức năng khác nhau mà sử dụng cho chống cháy, chống, chống mốc, chống thấm nước, chống tia UV, chống tia phóng xạ, chỉ từ tính…

2. Tính chất của chỉ may


Tính chất của chỉ may
 
Các tính chất quan trọng nhất của chỉ may liên quan đến chất lượng, công năng, khả năng may là màu chỉ, độ bền, độ đồng đều, loại xơ, chất xử lý hoàn tất, cỡ chỉ, độ săn, độ co, độ đàn hồi, độ giãn dài và cấu trúc.

Màu chỉ: Màu chỉ tác động đến chất lượng. Màu, ánh màu và độ bóng, tất cả nên được xem xét. Hàng may mặc chất lượng cao nhất sử dụng màu của chỉ hợp với màu chủ đạo của vải. Để hợp màu tốt nhất, thường màu chỉ hơi sẫm hơn màu của vải. Để tiết kiệm chi phí, có thể dùng màu cơ bản như trắng và đen ở các khu vực không nhìn thấy.
 
Độ bền của chỉ là quan trọng đối với độ bền lâu của mũi may và đường may. Đứt chỉ liên tục do chỉ kém bền trong quá trình may quần áo có thể làm hỏng kế hoạch sản xuất và dẫn đến đường may kém bền; tuy nhiên, chỉ bền lại không phải luôn luôn là điều tốt.
 
Độ bền đứt cao: thông thường chỉ may cần bền hơn vải để không bị đứt khi may, giặt và sử dụng

Độ bền mài mòn, uốn, nén, xoắn, ma sát trên máy may tốc độ cai với các loại ứng suất và biến dạng lặp đi lặp lại với tần suất cao trên chỉ may làm giảm đáng kể các tính năng và độ bền của chỉ sau khi may. Tốc độ máy may, chế độ cài đặt máy và chỉ may quyết định đến ứng suất và biến dạng chỉ may

Độ bền màu: Là khả năng giữ màu của chỉ khi giặt, ánh sáng, mồ hôi, hóa chất, là ủi,…

Độ đều của chỉ: Yêu cầu chỉ may cần có độ đều cao, mềm mại không có lỗi, không xù lông, không xoắn, không vón cục….đảm bảo chỉ cóc thể đi qua các bộ phận công tác trên máy may một cách dễ dàng. Các đoạn chỉ to không thể tự do đi qua các bộ phận tiếp xúc với chỉ của máy may có thể dẫn tới đứt chỉ trong khi may. Các đoạn chỉ mỏng có thể kém bền và gây ra đứt trong khi may hoặc mặc.
 
Cỡ chỉ: Các loại vải nặng yêu cầu chỉ to hơn và vải nhẹ hơn yêu cầu chỉ mảnh hơn. Cho là xơ để sản xuất chỉ như nhau, chỉ càng to thì càng bền. Các loại chỉ to hơn bị mài mòn do diện tích tiếp xúc lớn hơn.

Chỉ to hơn cũng có thể gây ra nhảy mũi. Do kim xuyên vào vải, chỉ làm thay đổi vị trí của sợi gần với lỗ kim. Nếu chỉ quá to, sự dịch chuyển này có thể gây ra nhảy mũi may. Mật độ vải càng cao và chỉ càng to, thì cơ hội cho nhảy mũi may do dịch chuyển càng lớn. Để giảm sự nhảy mũi tới mức thấp nhất, nên dùng chỉ mảnh nhất có thể.
 
Độ săn của chỉ: Hầu hết chỉ có hướng xoắn Z - là hướng xoắn phổ biến nhất được dùng trong chỉ may. Cách xe sợi ảnh hưởng đến độ ổn định của chỉ. Độ săn là quan trọng. Độ săn quá lớn làm cho chỉ bị xoắn kiến, dẫn đến chỉ bị xoắn vòng. Chỉ bị xoắn kiến làm cho vòng chỉ kim nghiêng ra xa cơ cấu móc vòng chỉ trong quá trình may dẫn đến mũi may bị nhảy hoặc tạo mũi may xấu. Độ săn quá ít sẽ ảnh hưởng xấu đến độ bền của chỉ.

Độ co của chỉ: độ co là lượng mà chỉ co lại dưới tác động của giặt hoặc làm nóng. Độ co được biểu thị so với tỷ lệ phần trăm chiều dài ban đầu của chỉ. Độ co của chỉ may nên tương hợp với độ co của vải. Nếu chỉ may có độ co cao hơn độ co của vải, đường may có thể bị nhăn khi tiếp xúc với nước và nhiệt.

Độ đàn hồi và độ giãn dài của chỉ: Độ đàn hồi là lượng mà chỉ sẽ hồi phục lại tới chiều dài ban đầu sau khi được kéo giãn ra một lượng nhất định. Độ đàn hồi đặc biệt quan trọng trong vải dệt kim co giãn do chỉ cần có độ đàn hồi lẫn độ ổn định cao. Hai sự kiện có thể xảy ra với chỉ có độ đàn hồi kém. Độ đàn hồi của chỉ kém sẽ dẫn đến các mũi may lỏng và làm cho đường may nhăn hoặc có độ che phủ kém. Chỉ không ổn định có thể giãn dài và hồi phục quá nhiều, tạo ra đường may nhăn tương tự về ngoại quan của nhăn đường may do độ co.
 

3. Một số loại chỉ may thông dụng


Chỉ cotton: 
 

Chỉ cotton
 
Đây là chỉ đa năng làm từ 100% xơ thiên nhiên chải kỹ, chất lượng cao, sử dụng được cho máy có tốc độ cao Trong dung dịch kiềm bị nở vì thế trong khi nhuộm các phân tử nhuộm dễ dàng lọt qua các xơ làm cho quá trình nhuộm trở nên dễ dàng hơn, tăng độ bóng cho chỉ. Đồng thời cũng tăng độ bền cho chỉ. Cho chỉ đi qua ngọn lửa với tốc độ cao để giảm xù lông

Chỉ được gia công với sáp hoặc chất hóa học khác để tăng độ bóng. Việc làm này làm tăng độ bóng, bảo vệ cho chỉ nhưng lớp phủ ngoài này dễ bị trầy xước và có thể mắc vào trong kim, máy

Đặc trưng của chỉ cotton: mềm, ít ma sát, tiết diện tròn, độ bền không quá cao, có xu hướng co lại khi giặt, hấp nhuộm, không chịu được chế độ co giãn liên tục
 
Khả năng may dễ dàng vì các xơ bông không bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt sinh ra do kim xuyên qua vải trong quá trình may.
Chỉ bông được xử lý kiềm bóng có khả năng may tốt, bóng đẹp nhưng vẫn hơi bị co khi nhúng ướt, ngoại quan đẹp nhưng ít co giãn nên không dùng cho vải dệt kim
 

Chỉ Polyester


Chỉ polyester
 
Được làm từ xơ polyester – là xơ nhân tạo được sản xuất bằng cách cho nhựa polyester đi qua lỗ nhỏ dưới áp suất cao và làm đông đặc dưới dạng filament. Đây là một trong các loại chỉ tốt nhất nhờ độ bền nhất, đa năng nhất, độ bền màu, độ bền hóa chất với giá thành rẻ. Đặc trưng của chỉ polyester: bền, được sử dụng cho máy có công suất cao, kích thước ổn định tốt, mềm, bóng mượt chơn chỉ cotton, chịu bền mài mòn ở mức độ cao, bền màu cao, chống mục, hóa chất và kháng nấm mốc. Khả năng chống nhăn, co giãn, phục hồi tốt hơn bông. Giá thành rẻ. Cấu trúc, chủng loại phong phú: xe đơn, xe kép, bọc lõi…
 

 Chỉ Rayon 

 
Chỉ Rayon
 
Được tạo bằng cách cho cellulose acetate qua các lỗ nhỏ dưới áp suất cao sau đó làm đông đặc dưới dạng filament
Đặc trưng của chỉ Rayon:  Ngoại quan bóng đẹp, mềm mại. Độ bền nhiệt cao. Độ bền thấp, đặc biệt giảm bền, giảm modun đàn hồi trong môi trường nước. Độ bền thấp hơn Polyeste. Không co giãn, không phai màu sau giặt.
 

Chỉ tơ tằm
 

Chỉ tơ tằm
 
Chỉ tơ tằm làm từ tơ tự nhiên bền, bóng, đẹp, mềm mại, sang trọng. Thường sử dụng cho khâu tay, khâu lược và may đo mặt hàng sang trọng, cao cấp. Chỉ tốt nhất may vải len, lụa tơ tằm. Chỉ rất đàn hồi, bền, mềm mại, bóng đẹp, có thể kéo giãn trong khoảng thời gian dài. Chỉ trung bình để may, chỉ mảnh để may vải len chải kỹ và lụa tơ tằm. Chỉ nặng hơn dùng để may rua trang trí, khuyết áo…
 

Chỉ PA


 
 
Chỉ số độ bền và đỏ nhỏ cao. Độ bền mài mòn tốt nhưng độ bền màu ánh sáng lại không cao, dễ bị lão hóa dưới ánh nắng. Tính chất giãn không thuận lợi. Tính năng đặc biệt là khả năng chống cháy và chống cắt.
 

Chỉ  bọc lõi


Chỉ bọc lõi Phần 1
Chỉ bọc lõi Phần 2

Độ bền tuyệt hảo, độ mài mòn của các tơ PES cho phép tạo ra đường may vững chắc và bền  chặt. Khả năng cách nhiệt cao của lớp xơ bông vào ngoài giúp đường may chịu nhiệt, khả năng phục hồi mà không bị đứt chỉ. Chất bôi trơn được giữ lại trên lớp phủ bông bao ngoài cung cấp khả năng làm mát cao hơn tránh chỉ bị cháy tại mắt kim
Trên đây là bài khái quát tổng quan về chỉ may với những tính chất cơ bản và các loại chỉ may thường được ứng dụng phổ biến trong ngành may mặc.
 
DEC Design Education sưu tầm & biên tập.
#DEC : "Học để trở thành chuyên nghiệp"