Lịch sử phát triển của chiếc váy

Váy là một loại trang phục độc đáo, được ưa chuộng nhiều bởi nó rất phong phú về kiểu dáng và đa dạng về màu sắc, giúp tôn lên vẻ đẹp gợi cảm và nữ tính ở người phụ nữ.
 

Lịch sử chiếc váy thời sơ khai

 
Váy là một trong những loại trang phục có tuổi đời lâu nhất trong lịch sử loài người. Thời điểm thế kỷ thứ nhất, trên tất cả thế giới, từ Tây sang Đông, đàn ông cũng như đàn bà đều mặc váy, vì lúc đó chưa có quần. Mãi đến thế kỷ thứ III SCN loài người mới sáng chế ra chiếc quần, và chỉ dân vùng đồng hoang cỏ dại cỡi ngựa chăn nuôi săn bắn mới dùng.  Khi xuất hiện dưới thời Gaulois bên Pháp, quần chỉ phổ biến trong giới bình dân. Ở thời kỳ đầu, những chiếc váy có hình dạng là những chiếc khố (được làm từ da động vật hoặc lá cây), được quấn quanh bụng người mặc. 
 
 photo lich-su-chiec-vay- 1_zpsmfffkiij.gif
 
Cuối thế kỷ XIV, đàn ông Tây phương vẫn mặc váy hoặc áo chùng. Ngay tại quốc gia văn minh tân tiến như nước Mỹ, mãi tới thế kỷ XIX, đàn bà Mỹ mới bắt đầu thay váy mặc quần. Thời điểm này, đàn ông Anh, nhất là vùng Bắc Tweed, vẫn còn mặc váy, có khi ngắn cũn cỡn.
 
lich-su-chiec-vay- 6_zpsmaew5m3c.gif
 
Dần theo thời gian, váy trở thành trang phục dành riêng cho nữ giới ngoại trừ ở Scotland.Độ dài của váy tượng trưng cho uy thế của người phụ nữ. Váy càng dài thì thanh thế của người phụ nữ càng cao. Vì trước cuộc cách mạng công nghiệp, vải sợi rất đắt tiền.
 

Váy ở thế kỉ 18


Đường nét váy áo của phụ nữ trong thế kỷ XVIII có nhiều cải tiến. Những chiếc váy lót bên dưới có khung đỡ giúp làm phồng váy là trang phục không thể thiếu, cũng như chiếc corset ôm khít phần thân trên. Váy lót càng to càng rộng được dùng cho các dịp đặc biệt, trong khi loại mặc hàng ngày thì nhỏ hơn. Cổ áo sâu rộng cũng rất phổ biến. Váy thường được mở ở phía trước, để lộ phần áo đầm lót hoặc váy lót. Pagoda sleeves, phần tay áo ôm và xòe rộng với ren hoặc ruy-băng loe ra ở cổ tay xuất hiện khoảng giữa thế kỷ XVIII.
 
lich-su-chiec-vay- 3_zpsctxkotv3.jpg
 
Có một vài kiểu đầm chính được mặc trong giai đoạn này. Kiểu watteau gown có phần thân sau rộng và nối dài trong khi thân trước vẫn ôm sát. Kiểu robe à la française có phần cổ vuông và khoét sâu, thường có dải ruy-băng lớn dọc thân trước, váy lót khung rộng và được hào phóng trang trí bởi rất nhiều ren, nơ và hoa. Mẫu áo robe à l’anglais có kiểu dáng gọn gàng hơn và không có váy lót, thường có phần đuôi váy phía sau dài hơn và có ren viền xung quanh cổ. Các loại váy áo này thường được mặc với áo khoác mô phỏng kiểu áo khoác cưỡi ngựa redingote của nam giới.
 

Váy thế kỉ 19


Đến thế kỷ 19, váy có độ phồng hơn nhằm nhấn vào phần eo thon thả đồng thời làm nở phần hông của người phụ nữ. Đánh dấu sự thống trị của những kiểu đầm dài có thiết kế khá "cồng kềnh".
 
lich-su-chiec-vay- 1_zpsnfuzlpxe.jpeg
 

Váy thế kỉ 20
 

Vào thế kỷ 20, nữ giới ưa mặc váy có độ dài ngắn hơn và thoải mái hơn để làm việc. Vào thập niên 60, độ dài váy đã dần trở nên ngắn hơn, từ mắt cá chân, ngắn lên bắp chân rồi đến đầu gối. Lấy cảm hứng từ những chiếc váy ngắn được thiết kế bởi André Courrèges vào năm 1965, Mary Quant đã sáng tạo ra kiểu váy phổ biến đến tận ngày nay - váy mini. Kiểu váy mini là tiền thân của váy micro-mini (váy siêu ngắn). Váy siêu ngắn thường được kết hợp với vớ dài hoặc quần legging. Cùng với trào lưu thời trang quần cạp thấp, váy cũng được mặc thấp hơn và được các bạn gái ưa chuộng khi đi đến các buổi tiệc, liên hoan…
 
lich-su-chiec-vay- 2_zpsc74mdvq5.jpg
 

Váy thế kỉ 21

 
Bước sang thế kỉ 21, váy xuyên thấu đã bắt đầu hình thành được mức ảnh hưởng đến các tín đồ thời trang mới, có không ít các ngôi sao nổi tiếng đã diện nó dạo phố hoặc đi trên thảm đỏ để lãnh nhiều giải thưởng lớn. Đỉnh điểm nhất là giai đoạn 2006    - 2008, váy xuyên thấu là cơ sở đánh giá sự sang trọng và quý phái của các quý bà. Khi sự phổ biến của váy xuyên thấu ngày càng rộng khắp, đặc biệt là châu Âu, các sao của châu Á cũng bắt đầu đem về cho mình những chiếc váy cực sexy này.
 
lich-su-chiec-vay- 7_zpsx56ht7mq.jpg
 
lich-su-chiec-vay- 8_zpsy7jpxgdk.jpg
 
DEC Design Education sưu tầm & biên tập.
#DEC : " Học để trở thành chuyên nghiệp "