Tìm hiểu áo khoác lông - biểu tượng đẳng cấp và sang trọng

Áo khoác lông được coi là biểu tượng của tầng lớp quý tộc, xa xỉ và sang trọng. Chất liệu từ lông thú chính là đỉnh cao của ngành may mặc và tạo nên xu hướng thời trang đột phá, thể hiện sự đẳng cấp và tinh tế.
 

Nguồn gốc áo khoác lông

 
Chất liệu lông thú là một trong những chất liệu tồn tại lâu đời nhất trong lịch sự phát triển loài người. Hiện nay, chưa xác định cụ thể thời gian quần áo được làm từ chất liệu lông thú có khi nào. Chỉ biết rằng, từ rất lâu, loài người đã biết lấy lông da thú để sử dụng, ủ ấm khi thời tiết lạnh giá. Một số tư liệu cho biết, các loài trong chi Người gồm loài Homo sapiens (tiếng Lating nghĩa là “người thông thái” hay “người thông minh”) và loài Homo neanderthalensis đã sử dụng đầu tiên chất liệu lông thú.
 
Nguồn gốc áo khoác lông
 
Áo lông thú lấy từ lông của các loài động vật có độ ấm cao nên những người dân vùng xứ lạnh rất ưa chuộng dùng loại này. Ban đầu nó chỉ xuất hiện ở Châu Âu, dần dần áo lông thú phổ biến rộng rãi ở Canada trong suốt mùa đông lạnh giá. Đặc biệt, những nơi ở Bắc Cực chẳng hạn như dân tộc Inuit coi áo lông thú là trang phục họ thường xuyên sử dụng. Còn đối với vùng Scandinavia, Nhật Bản và Nga, họ cũng coi áo lông thú là một phần trang phục truyền thống của họ.
Các loại lông thú phổ biến gồm có: cáo, thỏ, chồn, hải ly, rái cá, chó, mèo, chó sói Bắc Mỹ… hay những loại thú có túi. Một trong số loại lông này giá cả cao hơn so với những loại khác vì chúng có nhiều lớp và áo khoác lông sắc màu. Chất liệu này đã thu hút được sự yêu thích của các sao khắp thế giới.
 

Áo lông thú thể hiện “đẳng cấp”

 
Áo lông thú thể hiện đẳng cấp
 
Áo lông là một item thời trang thường được xếp vào tầm quý tộc vì vẻ sang trọng, quyến rũ và đắt giá. Rất dễ nhận ra, trong các bộ phim Hollywood, những vị quan tòa, hay quý tộc thuộc hoàng gia Anh đều sử dụng áo khoác lông màu trắng của chuột hương. Trước khi ra đời lông thú nhân tạo, chỉ có những người giàu có thể đủ tiền mua một chiếc áo khoác lông thú được làm bằng lông thật của các con thú. Bởi vậy, ai diện áo lông thú phải là người có tiền và có chức vụ trong xã hội. Đó được coi là trang phục “xa xỉ”, thể hiện đẳng cấp của giới quý tộc.
Coco Chanel - biểu tượng thời trang thế giới không cưỡng được sự cám dỗ, đã thổ lộ rằng "nếu thực sự là một người sành điệu, hãy cố gắng sở hữu lấy một chiếc áo lông thú, dù chỉ một lần duy nhất trong đời…".
Về chất liệu lông nhân tạo cũng đã phần nào làm thỏa mãn tín đồ yêu thời trang. Không đắt đỏ như lông thật, áo khoác lông nhân tạo vì thế đã đến gần với nhiều người hơn. Bên cạnh đó, mẫu mã đa dạng, đẹp mắt cũng rất được lòng phái đẹp. 
 
 photo ao-khoac-long 5_zpspxr4rclt.jpg
 
Ngày nay, rất nhiều các tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới, điển hình như PETA, đã và đang cố gắng để ngăn chặn việc các nhà thiết kế sử dụng lông thú thật trong các bộ sưu tập thời trang. Kết quả thu được sau những sự cố gắng này là hơn 1/3 các nhà thiết kế thích sử dụng lông thú giả để làm nên các bộ trang phục của mình thay vì chọn lông thú thật, điển hình như Stella McCartney. Tuy vậy, áo lông thú vẫn là một biểu tượng của sự giàu có, xa xỉ nhất.
 
ao-khoac-long 4_zpsbiqkvktp.jpg
 
DEC Design Education sưu tầm & biên tập.
DEC"Học để trở thành chuyên nghiệp"