Áo khoác bomber

 

Lịch sử ra đời của áo khoác bomber

 
Áo khoác Bomber là trang phục mà những người phi công lái máy bay ném bom mặc từ những năm 1940. 
 
Áo khoác bomber
 
Trước khi áo khoác bomber ra đời, các phi công thường mặc một chiếc áo da có lót lông bên trong để giữ ấm khi ngồi trên những chiếc máy bay trực thăng, nhưng khi máy bay phản lực ra đời trong quân sự áo jacket da có thể bị ướt khi mưa hoặc mồ hôi, nước sẽ đóng băng ở độ cao hơn làm cho áo khoác cứng, lạnh và cực kỳ khó chịu, thì việc thay đổi trang phục cho các phi công là điều tất yếu. Ngoài ra máy bay phản lực mới với trang bị máy móc hiện đại nhiều hơn trong buồng lái làm buồng lái hẹp lại, nên cần phải có những chiếc áo thật nhỏ gọn, nhưng đủ ấm áp chất liệu chống nước, chống ẩm mốc và côn trùng, đặc biệt là rất thoải mái dễ sử dụng. Áo khoác bomber được ra đời từ đó.
Những chiếc bomber ra đời với mục đích chính là giúp những người lính giữ ấm trong môi trường làm việc trên không vô cùng lạnh. Chính vì vây, những chiếc áo khoác đầu tiên được làm chủ yếu bằng chất liệu da thuộc, lông, len hay ni lông chống thấm nước để đảm bảo sức khỏe cho họ.
 

Sự phát triển của áo khoác bomber

 
Lịch sử phát triển của áo khoác bomber
 
Năm 1949 mẫu áo khoác bomber đầu tiên đã được “nâng cấp” với lí do thiết kế của chiếc áo khoác không còn phù hợp khi buồng lái máy bay có sự cách nhiệt tốt hơn, vì vậy cổ áo lông không còn cần thiết, thay vào đó nó đã được thay thế bằng một cổ áo dệt kim tạo tự nhẹ nhàng thoải mái khi mặc.
 
Các kiểu áo bomber được thay đổi về kiểu dáng và chất liệu theo thời gian tùy theo nhu cầu sử dụng trong quân đội. Đây là lí do tại sao chúng ta có thể bắt gặp các tên gọi khác nhau của áo bomber như A2 Bomber hay B15 Bomber…Tuy nhiên, cho đến những năm 1950, áo khoác bomber không chỉ là trang phục của các phi công mà còn dần trở thành được ưa chuộng bởi nhiều nước Châu Âu. Cho đến những năm 1970, có vẻ hơi phô trương khi nói rằng cộng đồng đồng tính ở London là một trong những người tiên phong đưa áo khoác bomber trở nên phổ biến hơn trong đời sống hằng ngày.
Đồng thời lúc ấy có một thanh niên người Nhật rất quan tâm đến trang, yêu thích phong cách và văn hoá Mỹ, đã có tình cảm đặc biệt với thiết kế của chiếc áo khoác này, anh ta đã mang về Nhật và kết hợp với những nét văn hoá phương đông tạo nên mẫu áo khoác Sukajan như chúng ta thấy hiện nay.
 
ao-bomber 1_zpsdwfnu8xh.jpg
 
ao-bomber 3_zpsnstyrcd7.jpg
 
Và ngày nay, Bomber đang trở thành quả bom tấn công các sàn diễn thời trang và là xu hướng thời trang thịnh hành nhất thu đông tại nhiều nơi trên thế giới.
 

Những đặc điểm nổi bật của áo bomber

 
Đặc điểm về cấu trúc của áo bomber
 
Đặc điểm về cấu trúc của áo bomber
 
Về cấu trúc, áo khoác bomber được nhận diện dễ dàng bằng các đường viền bo thun được may ở xung quanh cổ tay và gấu áo. Đường zip hay còn gọi là khóa áo thẳng và kín, tách biệt hoàn toàn với cổ áo.
Những mẫu áo bomber cổ điển luôn có túi chéo được thiết kế khéo léo ở hai bên hông.
 
Màu sắc của áo bomber
 
Áo bomber hiện nay đã có nhiều màu sắc khác nhau nhưng vẫn trông đẹp nhất à với các gam màu đơn sắc và trung tính như đen, trắng, be, nâu đất, xám, xanh rêu. Chính vì vậy, bạn có thể dễ dàng kết hợp với mọi thứ có trong tủ đồ.
Nếu bạn muốn nổi bật thì hãy tìm đến những gam màu sắc nổi bật như xanh lá cây. đỏ burgundy, vàng mù tạt. Hoặc bạn cũng có thể chọn cho mình những chiếc áo được may từ những loại vải có họa tiết độc đáo.
 
Màu asawcs của áo bomber
 
Áo khoác bomber rất vừa vặn
 
Là loại áo khoác đến từ quân đội, cho nên áo bomber đã được thiết đế để có thể vừa mặc được nhiều lớp đồng phục lại vừa có thể chứa các thiết bị bên dưới nên áo truyền thống thường hơi quá khổ. Còn hiện nay, áo khoác được thiết kế vừa vặn hơn, hơi rộng ở vai những dần ôm sát xuống phía cánh tay cũng như cơ thể. Tuy nhiên, mọi cử động khi mặc áo bomber đều được đảm bảo thoải mái nhất có thể.
 
Chất liệu áo bomber
 
Chất liệu áo bomber
 
Áo bomber có thể dùng với mọi chất liệu khác nhau nhờ kiểu dáng suông, trơn và ít chi tiết. Chính vì thế, tính ứng dụng của nó trong đời sống rất cao. Nếu như trong mùa đông, những loại chất liệu như da thuộc, len, lông cừu sẽ phù hợp với tiết trời lạnh. Còn vào với những chất liệu như da lộn, nylon, nỉ, polyester sẽ linh hoạt hơn, sử dụng được trong mọi thời tiết khác nhau.
 
ao-bomber 6_zpssk5eqjkl.jpg
 
ao-bomber 3_zpsaqidey5k.png
 
DEC Design Education sưu tầm & biên tập.
DEC: "Học để trở thành chuyên nghiệp"