Tìm hiểu về áo blazer (Phần 2)

Chọn vải may áo blazer

 
Vải Tuytsi
 
Chọn vải may áo blazer - vải tuytsi
 
Đặc tính: có bề mặt mềm, mịn, ít nhăn, đa dạng về màu sắc và mẫu mã. Loại vải này thường dùng may áo blazer có màu tối hoặc kẻ, thường các vải này hơi bóng.
 
Nếu muốn may áo blazer có li nên chọn loại tuytsi dày dặn, ít co giãn để giữ được phom dáng sau một ngày dài ở công sở. Nếu bạn có những hoạt động ngoài trời hãy chọn loại vải tuytsi mỏng, co giãn hai chiều để thoải mái khi hoạt động.
 
Có 4 loại tuytsi :
 
- Tuytsi I (35% Cotton 65 % polyester)
Loại vải này có giá thành rẻ, không co giãn, nhiều nilon, hơi nóng, ít nhăn.

- Tuytsi II  (65% Cotton 35% polyester)
Loại vải này có mặt vải hoàn tất chải kỹ, lỳ, đanh. Thoáng, hút mồ hôi. Phù hợp với môi trường công sở.

- Tuytsi III (85% Cotton 15% polyester)
Loại vải này nhẹ, mềm, sang trọng. Độ hút ẩm tốt. 

- Tuytsi chun (85% Cotton 15% P.E)
Đây là loại vải cao cấp, có độ co giãn tốt, bền, đẹp, sang trọng.
 
Vải Kaki chun (65% Cotton 35% P.E)
 
Chọn vải may áo blazer - vải kaki chun
 
Đặc tính: Có độ cứng và dày hơn tuytsi. Kaki chun có độ giãn, rất dễ dàng để vận động một trong loại vả thích hợp để may blazer.
Ưu điểm: Ít nhăn, bề mặt vải mịn, lỳ dễ giặt ủi, mặc mát, giữ màu tốt với đa dạng về màu sắc thích hợp để may áo blazer cho nữ.
 
Vải Wool (len)
 
Chọn vải may áo blazer - vải wool
 
Đặc tính: Được làm từ sợi lông cừu, hiện đại, đẹp, nhẹ, thoáng, tươi sáng.
Ưu điểm: Thấm hút mồ hôi tốt, thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp. Áo balzer may từ vải wool nên may rộng, ôm vừa phải vóc dáng của người mặc. Dù chất vải dày nhưng vải wool mặc vào lại rất thoáng, mát.
 

Cách chăm sóc, bảo quản cho chiếc áo blazer của bạn

 
 Áo blazer cần có thời gian “nghỉ ngơi”
 
Một chiếc áo được mặc quá thường xuyên từ ngày này sang ngày khác sẽ nhanh chóng bị mất dáng. Chúng cũng cần có thời gian “nghỉ ngơi” để lấy lại “phong độ” của mình.
 
Bạn không nên mặc áo blazer quá 2 ngày liền. Nên có một bộ khác để bạn thay đổi luân phiên, cách ngày mặc một bộ sẽ giúp chúng có thời gian “nghỉ ngơi”. Thời gian chúng được treo trên mắc chính là thời gian “nghỉ ngơi” của chúng, giúp lấy lại được phom dáng như ban đầu.  Và hãy cho chúng “nghỉ ngơi” trên chiếc móc chất lượng cao.
 
tim-hieu-ve-ao-khoac-blazer-phan2 5_zpszro09io0.jpg
 
Móc treo áo phải có vai tròn và dày để giữ phom dáng cho áo được tốt nhất. Móc gỗ là loại móc tốt nhất để làm nhiệm vụ này. Khi treo áo blazer, bạn cũng cần tạo đủ không gian thông thoáng cho chúng, tránh việc áo vest bị dồn vào nhau, làm mất phom dáng. Đừng tiết kiệm không gian trong tủ quần áo của bạn bằng cách gấp chiếc áo vào hay dồn chúng lại đến mức “khó thở”.
 
Nếu đang diện trên mình một bộ vest vừa vặn, bạn chỉ nên mang các vật dụng cần thiết như một ít tiền mặt, thẻ tín dụng và điện thoại mà thôi. Nguyên tắc cần nhớ là: Càng mang ít đồ càng tốt. Bạn không nên nhồi nhét quá nhiều đồ vào áo. Bởi khi để đồ trong các túi, ngay lập tức các đường viền túi bị căng phồng lên gây mất thẩm mĩ, hơn nữa về lâu về dài có thể làm mất phom dáng của áo.  
 
Giặt áo blazer
 
Giặt áo blazer
 
Hạn chế dùng máy giặt để giặt quần áo blazer, vì lồng xoay của máy giặt sẽ làm nhàu nát áo, hỏng hệ thống dựng giữ form áo ở bên trong (mùng - mếch, mút cầu vai...) và sẽ làm hỏng dáng áo.
 
Áo blazer không nhất thiết phải giặt quá thường xuyên bởi nếu không biết cách, chúng cũng rất dễ bị hỏng. Hãy treo chúng lên mắc cẩn thận và sử dụng trong lần tiếp theo. Nếu thấy chúng cần mang đi giặt nhưng bạn lại chưa có thời gian giặt ngay lúc đó thì cũng đừng vứt vội chúng vào giỏ đồ đem giặt. Phơi chúng lên móc và để ở nơi thoáng khí từ 1 đến 2 ngày sẽ giúp chiếc áo khô ráo, không bị ẩm mốc. 
Hoặc bạn có thể làm sạch nhanh trước khi đem giặt. Áo blazer cũng như các loại trang phục khác, sẽ có lúc những vết cứng đầu sẽ “đeo bám” lên tay áo của bạn. Để tránh việc máy giặt phải quay với tốc độ cao nhất mới có thể đánh bật được những vết bẩn này (điều này có nghĩa là chiếc áo blazer của bạn sẽ rất nhanh hỏng) thì bạn nên làm sạch nhanh trước khi đem nó đi giặt.
 
Cách bảo quản và chăm sóc áo blazer - giặt là
 
Bạn có thể loại bỏ những bụi bẩn, mảnh vụn mắc giữa các khe vải bằng cách sử dụng cây lăn bụi hoặc bàn chải mềm để làm sạch chúng. Đây cũng là cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ cho chiếc áo blazer của bạn. Đặc biệt với các chiếc áo blazer cao cấp làm từ len hay bông chất lượng cao, việc làm này sẽ giúp bảo vệ các sợi tự nhiên một cách hoàn hảo nhất.
 
Lưu ý: Tuyệt đối không dùng bàn chải thông thường, tức là bàn chải lông cứng để giặt áo, vì bàn chải lông cứng sẽ làm xước vải, gây xù lông, hay làm phai mầu quần áo vest, khiến bộ vest của bạn nhanh bạc màu hơn.

Chúng ta nên hạn chế giặt khô, vì điều này có thể làm giảm tuổi thọ của những chiếc áo blazer. Lời khuyên cho bạn là chỉ nên giặt khô khi trên áo của bạn xuất hiện những vết bẩn khó làm sạch ở những vị trí gây sự chú ý mà thôi. Một lời khuyên nữa là hãy kiểm tra tem giá của sản phẩm xem nhà sản xuất có khuyến khích bạn giặt khô chiếc áo này hay không. Và thay vì việc giặt khô thì bạn có thể đặt một chiếc khăn bông ẩm lên bề mặt của áo rồi dùng bàn là ủi qua, bụi bẩn sẽ theo hơi nước bốc lên (đối với các bụi bẩn bám trên áo thông thường), bám vào chiếc khăn và chiếc áo blazer của bạn sẽ luôn sạch sẽ. 

Các bước để giặt áo blazer cẩn thận:

- Bước 1: Hòa 1 lượng xà phòng vừa đủ với nước vào một chiếc chậu to. Chú ý không dùng nước nóng quá 70 độ C, vì có thể sẽ làm co các lớp phụ kiện bên trong áo, làm cho áo bị nhăn nheo.
- Bước 2: Ngâm áo blazer bẩn vào chậu xà phòng nói trên khoảng 15'. 
- Bước 3: Dùng 1 chiếc bàn chải lông "thật mềm" hoăc một tấm vải, khăn mặt, hoặc dùng chính tay áo để trà nhẹ lên các chỗ bẩn (thông thường là phần cổ và cổ tay) cho tới khi sạch.
- Bước 4: Xả lại bằng nước cho tới khi sạch bọt xà phòng. Chú ý chỉ cầm cổ áo nhấc lên nhấc xuống. Thực hiện 3 đến 4 lần cho tới khi nước giũ trong.
- Bước 5: Giữ nguyên nước ở áo và treo lên móc để khô tự nhiên. Chú ý không được vắt. 
- Bước 6: Sau khi quần áo khô, phải được là bằng bàn là hơi, có lót một lớp vải mỏng bên trên, không là trực tiếp nên bề mặt vải vì có thể bị bóng vải. Nên sử dụng cầu là.

Hoặc bạn có thể chọn cách giặt thứ 2 đó là mang ra các tiệm giặt là hơi để giặt. Vì công nghệ giặt không tác dụng nhiều lực mạnh nên giữ được form áo bền đẹp. Chú ý nên chọn các cửa hàng giặt là thuê uy tín.
 
Tại sao phải sử dụng bàn là hơi nước
 
Cách bảo quản và chăm sóc áo blazer - sử dụng bàn là hơi nước
 
Hãy sử dụng bàn là hơi nước để là (ủi) áo. Điều này giúp bạn hạn chế được việc các sợi vải mềm bị đốt cháy, có thể làm sạch được các vết bẩn nhỏ trên bề mặt của trang phục. Bởi vì áo blazer chất lượng thường được làm từ các sợi tự nhiên. Chúng rất “nhạy cảm” với nhiệt độ cao. Nếu bạn dùng bàn là thường, không có hơi nước ở nhiệt độ cao để là phẳng áo của mình, đến một lúc nào đó bạn sẽ nhận thấy có những mùi kỳ lạ giống khi vải bị cháy khét. Vì vậy, hãy sử dụng bàn là hơi nước để chắc chắn bạn không gặp phải những tình huống tương tự.

Phần 1 bạn có thể đọc ở đây : Tìm hiểu về áo blazer
 
DEC Design Education sưu tầm & biên tập.
DEC"Học để trở thành chuyên nghiệp"