Câu chuyện của Hạnh Nguyên

"Câu chuyện của tôi, một cô nhân viên văn phòng tốt nghiệp khối ngành Kinh tế quyết tâm từ bỏ cái nghiệp chính quy để đi theo bản năng và trái tim mách bảo có lẽ là bước ngoặt lớn nhất trong con đường sự nghiệp của một đời người . Và vô tình đến với nghề thiết kế thời trang , đến với trung tâm DEC cũng có lẽ là cái duyên lớn nhất của cô.

Vâng , tôi luôn tin vào chữ " duyên " có thể khiến người ta đủ sức mạnh để làm những điều vượt qua chuẩn mực xã hội. Thông thường những điều không tưởng . Sự tận tâm của thầy cô mà tôi luôn coi như những người anh , người chị kính mến đã khơi dậy nhiệt huyết , cái chất và cái lửa vốn ngủ sâu trong tôi và tôi thay đổi..

Một cô gái luôn cảm thấy cô đơn, trống trải giữa người thân, gia đình , bạn bè & xã hội . Một cô gái luôn khao khát tìm được một tri kỉ để cùng rung , cùng cảm , cùng phiêu , cùng tận hưởng tận cùng cái đẹp trong thời trang và nghệ thuật . Và rồi cô đã tìm thấy mọi sự đồng điệu đó .
Ở trung tâm DEC, chúng tôi như 1 gia đình đoàn kết , yêu thương giúp đỡ lẫn nhau , chia sẻ , cùng nhau phấn đấu và mơ ước . Từ lúc nào , ngôi nhà nhỏ đó khiến chữ " tình " trong tôi nhen nhóm dần dần trở thành ngon đuốc lớn , đã đang và sẽ cháy mãi . Và tôi hạnh phúc .

Khó có thể nói hết thành lời cái " duyên " & cái " tình " giữa tôi và DEC . Nếu bạn cũng tìm thấy chính mình trong câu chuyện của trên của tôi , hãy đến đây , chúng ta cùng chia sẻ & mơ ước . Còn về phần tôi , bạn biết không , tôi tin, tôi dám & tôi sẽ làm."

Câu chuyện về Hạnh Nguyên


Câu chuyện về Hạnh Nguyên trên báo Zing.vn " Startup thiết kế thời trang: Thử thách và đam mê của bạn trẻ "

Trong hệ thống các môn học bậc phổ thông, Mỹ thuật thường ít được chú trọng. Còn theo quan niệm của nhiều cha mẹ, đây chỉ là môn học giải trí và ít tính định hướng nghề nghiệp.
 
Thế nhưng bằng đam mê, nhiều bạn trẻ đã dần khẳng định thành công khi chọn ngành mỹ thuật công nghiệp, thiết kế thời trang.

Tự tìm cách “phát hiện mình” tốt hơn

 

 

Thiết kế là ngành học thực sự sáng tạo, cho phép “hô biến những ý tưởng đôi khi rất trừu tượng, khác người thành những vật dụng có giá trị sử dụng và thẩm mỹ cho đời sống. Tại các nước phát triển như Anh Quốc - “cái nôi” của ngành công nghiệp sáng tạo trên thế giới, ngành thiết kế tạo ra 2,9 triệu việc làm, chiếm 9% trong tổng số việc làm của Anh Quốc (số liệu năm 2016).

Tại các trường đại học đào tạo chính thống về mỹ thuật có một môn học mang tên Hình họa. Nội dung môn học này chính là luyện vẽ cơ thể người để có thể hiểu về tỷ lệ, hình khối, ánh sáng... Hình yêu cầu trước tiên phải chuẩn, họa đi sau yêu cầu phải đẹp.

Startup thiet ke thoi trang: Thu thach va dam me cua ban tre hinh anh 1
Các bạn trẻ đam mê hoàn toàn có thể sống với nghề.

Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự bùng nổ các trung tâm đào tạo thiết kế thời trang tư nhân, cạnh tranh trực tiếp với các trường đào tạo chính quy. Tại đây, học viên sẽ được đào tạo với phong cách mỹ thuật phóng khoáng và thỏa sức sáng tạo.

Nhiều người lựa chọn rẽ ngang

 

 

Bùi Hạnh Nguyên tốt nghiệp khoa Kinh tế đối ngoại, ĐH Ngoại thương. Bỏ qua cơ hội thăng tiến lên vị trí phó giám đốc kinh doanh toàn khu vực miền Bắc và nhiều vị trí tại các công ty nước ngoài như Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Đức… Nguyên rẽ sang con đường đầy khó khăn để được “sống thực sự hơn” tại trung tâm Học viện thiết kế thời trang DEC.

Từ một người học kinh tế, gần như trong đầu chỉ nghĩ đến số liệu kinh doanh, Hạnh Nguyên đã theo đuổi ngành học thiết kế thời trang tại DEC. Tại đây cô được học cắt may, vẽ, trang trí, phối màu, sáng tác và rất nhiều khóa học liên quan khác (theo định hướng một thầy một trò với mục đích theo sát năng lực của học sinh). Hơn cả, điều cô được học ở đây chính là cách tư duy trong nghệ thuật và hội họa, cách tư duy trong sáng tạo.


 
Hình ảnh bài vẽ của học nguyên sau khi học vẽ diễn hoạ thời trang ở DEC
Bức vẽ sau khi được đào tạo tại DEC.

Sống với nghề

 

 

Không ít phụ huynh cảm thấy lo lắng khi con mình có nguyện vọng học thiết kế thời trang. Với nhiều phụ huynh, thiết kế chỉ là hoạt động mang tính giải trí hoặc làm vào thời gian rỗi.

Tuy nhiên, thiết kế không hề mông lung, mơ hồ mà là tất cả lĩnh vực liên quan đến thiết kế, vốn rất quen thuộc với chúng ta như thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất. Người có tài, có nhiệt huyết sẽ không lo “chết đói” khi chọn con đường thiết kế.

Tiếp tục với câu chuyện của cô gái Nguyễn Hạnh Nguyên. Sau 4 năm tốt nghiệp tại Học viện thời trang DEC, cô được nhận vào làm thiết kế thời trang của một thương hiệu Việt Nam danh tiếng với chuỗi cửa hàng trên cả nước (Magonn, ONS). Sau đó với hồ sơ của mình, vượt qua vài vòng phỏng vấn, cô trúng tuyển chương trình thực tập thiết kế thời trang, làm việc tại Bleu Tango Paris trong mấy tháng hè.

Bốn năm học nền tảng lý thuyết và tư duy tại DEC, rèn luyện kiến thức thực tế tại các công ty thời trang Việt Nam và trải nghiệm làm việc ngành công nghiệp thời trang bậc nhất thế giới, Hạnh Nguyên đã được trải nghiệm và học được nhiều điều.

Những chuyến đi giúp Hạnh Nguyên trưởng thành hơn
Những chuyến đi giúp Hạnh Nguyên trưởng thành hơn.

Hạnh Nguyên chia sẻ: “Giờ đây tôi thấy mình ở giai đoạn đủ chín để chuẩn bị bước đi một con đường khác, mới hoàn toàn và lại tiếp tục nhiều thử thách hơn. Song song với việc làm freelance cho một vài hãng thời trang Việt Nam, tôi đang chuẩn bị những dự án thời trang và nghệ thuật riêng. Tâm niệm của tôi là mong một ngày nào đó, những gì mình học và làm được trên con đường này đóng góp được điều gì đó có ý nghĩa cho xã hội”.