Nhà thiết kế Yves Saint Laurent

Yves Saint Laurent là một trong những tên tuổi lớn nhất trong ngành thiết kế thời trang Pháp và cũng là người đầu tiên thể hiện cho thế giới thấy được quyền năng của y phục nữ. Ông cũng là người thiết kế nên chiếc áo vest smoking jacket – một biểu tượng thanh lịch và sang trọng của các quý ông. Một trong những di sản quan trọng nhất ông để lại cho thế giới thời trang chính là dòng trang phục “ready-to-wear”.
 

Tiểu sử

 
Yves Henri Donat Mathieu-Saint-Laurent sinh ngày 1/8/1936 trong một gia đình giàu có tại Oran, Algeria, Pháp.
 
Cả tuổi thơ của ông luôn gắn với 2 người em gái là Michèle and Brigitte. Biết mình là người đồng tính ngay từ khi còn nhỏ, đây chính là lí do Yves thường xuyên bị bắt nạt do ngoại hình ốm yếu và sở thích thời trang không giống bạn bè cùng lứa. 
 
Nhà thiết kế Yves Saint Laurent tiểu sử
 
Cậu bé Saint Laurent đã thể hiện mình là người có đam mê với thời trang khi thích thú, tìm tòi may đồ cho búp bê. Năm 10 tuổi, bằng những kiến thức hạn hẹp, nhà thiết kế người Pháp này có đã có thể thiết kế váy cho mẹ và em gái.
 
Năm 17 tuổi, ông trình ba phác thảo cho cuộc thi dành cho các nhà thiết kế thời trang trẻ được tổ chức bởi Ban Thư ký Quốc tế, Saint Laurent giành vị trí đầu tiên. Ông được mời tham dự lễ trao giải được tổ chức tại Paris vào tháng 12 năm đó và đã  gặp biên tập tờ Vogue của Pháp là ông Michael DeBrunhoff đã bị ấn tượng bởi những phác hoạ , nên đã khuyến khích YSL trở thành một nhà thiết kế thời trang. Từ đó, ông chính thức bước chân vào làng thời trang quốc tế. Saint Laurent  theo học tại Chambre Syndicale de la Haute Couture, nơi mà tài năng của ông nhanh chóng được quan tâm và tốt nghiệp như là một ngôi sao học sinh. Sau đó, ông lại tham gia vào cuộc thi thư ký quốc tế và giành chiến thắng, đánh bại người bạn Fernando Sánchez và sinh viên trẻ người Đức Karl Lagerfeld. Vài hôm sau, ông đã mang một số phác hoạ đến Brunhoff, nhận ra những điểm tương đồng với những bức phác thảo mà ông đã được Christian Dior trình bày vào trước buổi sáng hôm đó. Brunhoff đã gửi YSL đến Dior, lập tức Dior đã thuê ông ngay tại chỗ.

 

YSL đến với Dior 

 
YSL đến với Dior
Năm 19 tuổi ông được Dior nhận vào làm việc với vai trò trợ lý.
 
Có thể nói, một trong những người có ảnh hưởng đến Saint Laurent đó chính là nhà thiết kế của thế giới Christian Dior. Khoảng thời gian làm trợ lý của Dior, Laurent được trao nhiều cơ hội để phát triển khả năng, có cái nhìn nhiều màu sắc hơn trong ngành thời trang. Trong một chia sẻ của mình, ông từng nói :  
 
 “ Dior đã thực sự làm tôi bị choáng ngợp. Đứng trước ông ấy, tôi dường như không thể thốt lên một lời nào. Ông ấy đã dạy tôi những điều cơ bản về nghệ thuật. Dù có chuyện gì xảy ra trong tương lai, tôi sẽ không bao giờ quên được khoảng thời gian làm việc bên Dior”.
 
 Mặc dù Dior đã công nhận tài năng của mình ngay lập tức, nhưng Saint Laurent vẫn dành năm đầu tiên của mình tại House of Dior để làm các công việc vặt như trang trí phòng thu và thiết kế phụ kiện…

Khi làm việc ở Dior, YSL thường vẽ phác thảo trên bảng phấn.
 
Khi ở Dior - NTK YSL thường phác hoạ bằng phấn
 
Năm 1957, sau khi Christian Dior qua đời ở tuổi 52, Saint Laurent khi ấy chỉ mới 21 tuổi trở thành người đứng đầu đầy quyền lực của thương hiệu Dior – giám đốc nghệ thuật. 
 
Ông vùi đầu vào công việc, tự nhốt mình vào trong một căn phòng, vẽ đến 800 bức phác họa khác nhau cho một bộ sưu tập. Trong ba năm liền, ông là người duy nhất thực hiện 6 bộ sưu tập thời trang cho Dior, 3 bộ xuân hạ, 3 bộ thu đông. Đỉnh cao chỉ trong vòng một đêm thức trắng, Saint Laurent đã phác thảo 1000 mẫu, và sau đó chọn ra tâm điểm cho buổi ra mắt bộ sưu tập đầu tiên dưới nhà Dior vào tháng 1 năm 1958.

Đây được xem là màn cứu thua cho thương hiệu lừng danh trước sự khủng hoảng tài chính, một phiên bản nhẹ nhàng của New Look.
 
 
YSL với chiếc váy Trapeze
 
YSL với chiếc váy Trapeze
 
YSL với chiếc váy Trapeze
 
YSL đã sáng tạo ra chiếc váy hình thang có tên gọi trapeze được tán dương bởi giới phê bình, khi nó giải phóng người phụ nữ khỏi hình dáng bó sát cơ thể bằng bộ váy xoè rộng chít eo - thiết kế New Look đặc trưng của Dior, mà vẫn thanh nhã, sang trọng. 
 
Và bộ sưu tập mùa thu 1958 của Saint Laurent cũng thắng lớn trong ngành thời trang, tạo dựng một xu hướng phong cách hobble skirts và beatnik cho nhà Dior.
 
Năm 1959, ông được chọn là nhà thiết kế váy cưới cho Farah Diba, người đang chuẩn bị đám cưới với vua của nước Iran.
 
YSL năm 1959 ông được chọn là nhà thiết kế váy cưới cho Farah Diba
 
Năm 1960, Saint Laurent có lệnh phải nhập ngũ cho Pháp, đây được xem là bước ngoặt lớn thay đổi toàn bộ số phận của nhà thiết kế tài năng. Sau 20 ngày nhập ngũ, ông gặp một cú shock lớn khi biết tin mình bị thương hiệu Dior sa thải. Saint Laurent đã rơi vào cuộc khủng hoảng lớn trong đời, ông tìm đến thuốc, chất gây nghiện để giải tỏa căng thẳng. Điều này cũng khiến ông phải nhập viện một thời gian để ổn định tinh thần và sức khỏe. Tháng 11/1960, Saint Laurent xuất viện, ông bắt đầu kiện Dior và thắng vụ kiện.
 

 Sự thành lập thương hiệu YSL

 
Chán nản tuyệt vọng, Yves Saint Laurent không còn muốn làm việc trong ngành thời trang. Nhưng Pierre Bergé, nhà thiết kế tài năng, người tình đồng tính của Yves, đã thuyết phục ông điều ngược lại: “ Đây là cơ hội để cho Yves Saint Laurent thoát khỏi tầm ảnh hưởng của bậc đàn anh, không còn phải nấp mình dưới bóng cây đại thụ “. Pierre Bergé đã thuyết phục nhà tỷ phú người Mỹ J.Marck Robinson tài trợ cho bộ sưu tập thời trang haute couture đầu tiên gắn nhãn hiệu YSL( chữ viết tắt của Yves Saint Laurent). Với sự hỗ trợ của nhà tỷ phú, chỉ mười năm sau khi tung ra thị trường, thương hiệu này đã đuổi kịp Dior về cả hai mặt: doanh thu lẫn uy tín.
 
 
Năm 1961, Saint Laurent và bạn tình Pierre Bergé thành  lập nên thương hiệu Yves Saint Laurent YSL. Laurent giữ cương vị sáng tạo còn Bergé có vai trò quản lý tài chính; tuy hai người đã chia tay vào năm 1986 nhưng vẫn là cặp đôi luôn song hành cùng nhau trên thương trường.
 
Yves Saint Lauret và bạn tình Pierre Berge
 
 
Thập niên 60  là những năm tháng rực rỡ nhất trong sự nghiệp của nhà tạo mốt danh giá. Những tiêu chuẩn mới của thế giới thời trang được YSL thiết lập. Bộ sưu tập “Le Smoking” phát đi tinh thần nổi loạn của nữ giới tạo nên những cơn sao chép rộng khắp ở cả Pháp và Mỹ. Cuộc cách mạng về nữ quyền cũng được thể hiện qua việc YSL phá cách bộ trang phục tuxedo vốn dành cho các quý ông để khoác lên mình phái đẹp. 
 
 
Tiêu chuẩn thời trang thế giới được YSL thiết lập qua bộ sưu tập Le Smoking
 
Tiêu chuẩn thời trang thế giới được YSL thiết lập qua bộ sưu tập Le Smoking
 
Tiêu chuẩn thời trang thế giới được YSL thiết lập qua bộ sưu tập Le Smoking
 
Tiêu chuẩn thời trang thế giới được YSL thiết lập qua bộ sưu tập Le Smoking
 
 
Ngoài việc vực dậy dòng thời trang cao cấp haute couture đang đứng trước sự suy thoái, ông còn là người khởi xướng lên những BST thuộc dòng thời trang “ready to wear”. Tiêu biểu là chiếc đầm suôn nằm trong BST “Riant Monde” năm 1966 với những đường kẻ đen và ô vuông màu nổi bật được lấy cảm hứng từ những bức tranh trừu tượng của họa sĩ Piet Mondrian. Ông còn khẳng định tên tuổi của mình qua một loạt những trang phục mang tính chất cải cách phong cách ăn mặc cho nữ giới như những chiếc váy trong suốt xuyên thấu (1966 ), áo jacket (1962), jumsuit (1968) …
 
Chiếc đầm suông trong BST Riant Mode năm 1966
 
Chiếc đầm suông được lấy cảm hứng từ bức tranh trừu tượng của hoạ sĩ Piet Modrian
 
Chiếc đầm suông được lấy cảm hứng từ bức tranh trừu tượng của hoạ sĩ Piet Modrian
Chiếc đầm suoogn trong bộ sưu tập Riant Mode năm 1966
 
Trong suốt sự nghiệp của mình, Saint Laurent được cho là nhà thiết kế lớn nhất trong ngành công nghiệp thời trang,  thiết lập tiêu chuẩn mới cho thời trang thế giới và  ông đã nhận được vô số giải thưởng. Ngay từ năm 1966, tạp chí Harper Bazaar đã trao tặng cho Yves Saint Laurent danh hiệu nhà tạo mốt xuất sắc nhất làng thời trang quốc tế. Năm 1982, Hội đồng các nhà thiết kế thời trang Mỹ trao tặng cho ông giải nhất, nhân sinh nhật 20 năm ngày thương hiệu Yves Saint Laurent ra đời. Một năm sau (tức năm 1983), Yves Saint Laurent là nhà thiết kế đầu tiên có tác phẩm trưng bày tại một viện bảo tàng, trong lúc ông còn sống. Sau Viện Bảo tàng Metropolitan ở New York, cuộc triển lãm này lần lượt được tổ chức ở Sydney, Bắc Kinh, Matxcơva, Tokyo để rồi kết thúc tại Paris vào năm 1986.
 
Các cuộc triển lãm trên thế giới của Yves Saint Laurent
 
Năm 1985, ông đã nhận Bắc Đẩu Bội tinh hạng 5 (Chevalier) do Tổng thống François Mitterand trao tặng. Năm 1995, ông được thăng hạng 4 (Officier), cuối cùng được thăng hạng 3 (Commandeur) 6 năm sau đó. Hình tượng của ông như là một biểu tượng quốc gia, ở trận đấu cuối cùng của World Cup 1998, 300 mô hình thời trang trình bày quãng đường sáng tạo của ông, để nhằm kỷ niệm 40 năm của nhà thiết kế thời trang, trước 80.000 người hâm mộ bóng đá và hơn 170 kênh thể thao quốc tế.

Viện bảo tàng lưu giữ những tác phẩm của Yves Saint Laurent ngày nay
Viện bảo tàng lưu giữ những tác phẩm của Yves Saint Laurent ngày nay
 
Vào tháng 1 năm 2002, nhà thiết kế 65 tuổi này đã thông báo nghỉ hưu. Ông tiết lộ rằng quyết định của ông được dựa trên một sự ghê tởm về một ngành công nghiệp mà đã bị xâm chiếm bởi lợi ích thương mại hơn là nghệ thuật. 
 
"Tôi không có gì chung với thế giới mới của thời trang, mà đã bị giảm xuống chỉ còn những bộ quần áo tầm thường", "Sự thanh lịch và vẻ đẹp đã bị trục xuất."
 

Sự ra đi của Yves Saint Laurent

 
Saint Laurent qua đời vào ngày 1 tháng 6 năm 2008, vì ung thư não tại Paris. Trước đó ông được chẩn đoán là chỉ còn một hoặc hai tuần để sống, Bergé nói: " Yves sẽ không đủ mạnh mẽ để chấp nhận điều đó".  Do vậy, Bergé và bác sĩ cùng nhau quyết định rằng sẽ tốt hơn nếu anh ta không biết về cái chết sắp xảy ra của mình. Những ngày cuối cùng ông đã được mẹ và các chị em của mình chăm sóc.
Những người tham dự lễ tang bao gồm cựu hoàng hậu Iran Farah Pahlavi, Bernadette Chirac, và Tổng thống Nicolas Sarkozy và vợ của ông, Carla Bruni… Cơ thể của ông đã được hỏa táng và tro của ông được rải ở Marrakech, Ma-rốc, và trong Vườn Majorelle của ông.
 
 
Yves Saint Laurent được xem là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thời trang thế giới. Dù đã qua đời thế nhưng tinh thần Saint Laurent vẫn tồn tại trường tồn, trở thành một di sản không thể chối bỏ cho các thế hệ sau kế thừa. 
 
Nhà thiết kế Yves Saint Laurent


DEC Design Education sưu tầm & biên tập.
DEC: "Học để trở thành chuyên nghiệp"