Tìm hiểu về quần tất

Tất chân (vớ) được biết đến với mục đích ban đầu là để bảo vệ sức khỏe cho con người. Giúp giữ nhiệt trong thời tiết mùa đông giá lạnh, giúp thấm mồ hôi, giảm cảm giác bí bách khó chịu khi chúng ta mang giày. Nhưng nhiều năm trở lại đây. Tất chân ngày càng phát triển với nhiều kiểu dáng cùng chất liệu khác nhau, nó như là một món phụ kiện làm đẹp của đa số phụ nữ. Một kiểu dáng mới của tất chân được đa số các phụ nữ hiện đại sử dụng đó là quần tất. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử và quá trình “tiến hóa” của quần tất nhé!
 

Lịch sử ra đời


 quan-tat 2_zpswfueqiay.jpg

Từ tất chân (vớ) xuất phát từ tiếng Anh cổ (socc) nghĩa là một loại dép đi trong nhà, nó được bắt nguồn từ chữ Soccus trong tiếng La-tinh.
Tất chân đã phát triển qua nhiều thế kỷ, những mẫu sớm nhất được làm từ da động vật và buộc xung quanh cổ chân. Trong thế kỉ thứ 8 trước Công Nguyên, người Hy Lạp cổ đại đã sử dụng tất làm từ lông động vật để giữ ấm đôi chân. Còn người La Mã lại sử dụng chất liệu là da hoặc lông động vật được thêu dệt kĩ càng
 
Đến thế kỷ 16, máy dệt kim đầu tiên trên thế giới đã được William Lee phát minh vào năm 1589, chủ yếu để sản xuất tất chân. Tiếp sau đó, những phiên bản máy dệt kim liên tiếp  được phát minh và nâng cấp qua nhiều thế kỷ.

Chiếc máy dệt đầu tiên do Edmun CartWright phát minh năm 1785 giúp tăng hiệu suất gấp 40 lần so với dệt tay. Thời gian sau đó, những phiên bản máy dêt liên tục được cải biến và nâng cấp. Năm 1864 đã có bước đột phá lớn khi sáng chế máy dệt kim tự động thả và thêm mũi khâu, khiến vải dệt kim trở nên vừa khít và dễ chịu với chân hơn.Và sau đó những đôi tất được ra thêu dệt một cách tinh tế hơn, có độ bền cao hơn. Nguyên liệu chính như: Cotton, nylon, lông cừu, sợi acrylic.... và để đôi chân được nhẹ hơn người ta sử dụng vải lụa, lanh, len casomia. Vào những năm 1938 là khoảng thời gian nylon được phát minh. Đem đến sự kết hợp hài hòa giữa các chất liệu sợi với nhau, tạo ra chất liệu bóng mịn màng.
 
quan-tat 4_zpszbzqeo8m.jpg

Trong suốt  những năm đầu tiên, tất chân thường gắn liền với một bộ corset. Sau này, tất chân có thể kết hợp linh hoạt với một chiếc thắt lưng hoặc một cặp nịt tất điệu đàng phía trên đầu gối.
 
Có một sự khác biệt đầy thú vị giữa tất chân cổ điển và hiện đại. Tất cả nằm ở kỹ thuật dệt kim. Nếu như ở những năm 1920, tất chân sẽ lộ rõ đường may nổi ở phía mặt sau của chân thì tất chân hiện đại không hề có điều này. Tất chân thời nay hầu hết áp dụng kỹ thuật không đường may. Có chăng, những họa tiết chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường chính là nhờ khâu tay hoặc in trên những chiếc tất chân đã hoàn thiện.
 

Quần tất ra đời


quan-tat 3_zpshfqqzudn.jpg
 
Ở Mỹ và nhiều quốc gia khác, quần tất – tất giấy được gọi chung là pentyhose, là sự kết hợp đầy ý nhị giữa từ panties (quần lót) và từ hosiery (dệt kim), ý chỉ những chiếc quần dệt kim mỏng có cạp cao, bên trên cả nội y và kéo thẳng từ eo xuống bàn chân.  Trong khi đó, tights thường được dùng để chỉ các loại quần tất được làm từ những chất liệu dày khác, như nỉ, len hay da.
 
Vào những năm 20 của thế kỷ 20, những chiếc váy dần được cắt ngắn, từ mắt cá chân, rồi lên đến ngang bắp chân, và đến dưới đầu gối. Tuy nhiên, phái đẹp vẫn chưa đủ tự tin để lộ ra đôi chân trần và vẫn phải sự trợ giúp của những đôi tất có chất liệu dày, thường được làm từ lụa hoặc sợi tổng hợp. Những đôi tất dạng này đóng vai trò để che chân chứ không có tác dụng làm đẹp. Khoảng 20 năm sau đó, tất bắt đầu được làm từ sợi nylon, bền hơn, mỏng hơn, nhưng chưa đạt được đến độ trong suốt như ngày nay, và vẫn dừng lại ở dạng những chiếc tất dài lên đến đùi. Để giúp cho những đôi tất này không bị tụt xuống, các nhà thiết kế dùng một số khuy cài đặc biệt, nối tất dài vào nội y.

quan-tat 7_zps44krluaq.jpg

Tất nylon đầu tiên xuất hiện trong các cửa hàng New York vào ngày 15 Tháng 5 năm 1940, và hơn 72.000 cặp đã được bán ra trong ngày đầu tiên. Thật không may cho phụ nữ khi quần tất nylon chỉ được sản xuất trong một thời gian ngắn trước khi Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1942. Lý do là bởi Hội đồng chiến tranh ngay lập tức thông báo rằng sản xuất nylon của Du Pont sẽ được sử dụng dành riêng cho mục đích sản xuất vật liệu chiến tranh. Sự khan hiếm của vớ nylon khiến nhiều phụ nữ sáng tạo ra cách dùng kem làm nâu chân  và vẽ một đường nối ở mặt sau chân bằng chiếc bút chì kẽ lông mày. Như thể họ đang phủ ngoài đôi chân một chiếc tất nylon thứ thiệt. Thậm chí nhiều công ty sản xuất mỹ phẩm như Helena Rubenstein đã vớ bẫm với trào lưu này.
 
quan-tat 5_zpszdd1l7t3.jpg

Sau khi chiến tranh kết thúc, các hãng thời trang vội vàng cho quần tất nylons tái xuất thị trường. Trong thập kỷ tiếp theo, hầu hết mọi ngành hàng quảng cáo đều muốn gắn sản phẩm của mình bên cạnh hình ảnh một phụ nữ mặc chiếc quần tất nylon đầy thời thượng. 
 
 quan-tat 6_zps4ikpvpeu.jpg

Năm 1953, Allen Gant đưa ra một mẫu quảng cáo về những chiếc quần tất được gọi là “panti –legs”, nhưng những sản phẩm này chỉ được đưa ra thị trường vào năm 1959. Cũng trong khoảng thời gian này, nhà thiết kế Ernest G. Rice đã tự mình thiết kế ra chiếc quần tất (có chất liệu và kiểu dáng tương tự quần tất ngày nay). Hai sản phẩm tương tự như nhau, được thiết kế bởi hai người khác nhau, đã dẫn dến nhiều vụ kiện tụng về sau về mặt bản quyền, và chỉ chấm dứt khi Ernest G. Rice qua đời.
 
quan-tat 8_zpsgs1zjotg.jpg

Từ khoảng những năm 50 đến đầu 60, dù những chiếc quần tất đã ra đời nhưng do giá thành cao, chất liệu còn chưa được hoàn thiện, dễ gây đến sự oi bức khi sử dụng, nên không nhiều phụ nữ mặn mà với sản phẩm này. Chỉ khi công nghệ dệt may thêm phát triển, chất liệu sợi thun siêu mỏng giúp dệt ra những chiếc quần tất mềm mại, mỏng manh, co giãn, cộng với sự bùng phát của những chiếc váy ngắn, khiến lượng tiêu thụ quần tất trở nên tăng vọt. Vào năm 1970, tại Mỹ, lần đầu tiên, lượng quần tất tiêu thụ vượt mức những loại tất ngắn với chất liệu tương tự, và điều này duy trì cho đến ngày hôm nay – khi những người phụ nữ lựa chọn những chiếc quần tất quanh năm cho hầu hết các loại váy từ ngắn đến dài.
 
quan-tat 1_zpsxtvgyrla.jpg
 
quan-tat 9_zpscevbtg46.jpg
 
Kể từ đó, thời trang đã xoay vòng rất nhiều lần. Đã có nhiều sự lên ngôi và soán ngôi xảy ra. Cho đến hiện tại, quần tất dệt kim mỏng đã trở phụ kiện khó có thể thiếu trong tủ quần áo của mọi quý cô duyên dáng và được phát triển đa dạng với muôn vàn xu hướng, kiểu dáng. Món phụ kiện mong manh mà yêu kiều quyến rũ này đặc biệt thích hợp với những ai mong muốn tìm kiếm một diện mạo cổ điển. Điều tuyệt vời là những sáng tạo thời trang dựa trên tinh thần cổ điển thì luôn là một chân lý không bao giờ đổi thay.
 
DEC Design Education sưu tầm & biên tập.
#DEC : " Học để trở thành chuyên nghiệp "