Thời trang thế kỉ XIII – Rococo

Ở châu Âu, vào đầu thế kỷ XVIII là khởi điểm của thời đại Khai sáng (Enlightenment) khi người ta cho rằng chính lý trí và khoa học (chứ không phải tôn giáo) sẽ làm cho nhân loại tiến bộ. Cùng với tiến trình tiến hoá lịch sử thời trang nhân loại cũng trải qua bước phát triển toàn diện.
 
Tại Pháp, tầng lớp tư sản có học thức đang ngày càng tăng sức ảnh hưởng và quyền lực ở các quán cafe và salon. Do đó, những phong cách thời trang mà họ lăng-xê đã tạo thành trào lưu mới không chỉ lan rộng đến tầng lớp vương giả quý tộc mà còn cả các tầng lớp trung lưu và thấp hơn.
 

Phong cách thời trang rococo

 
Người quan trọng nhất thiết lập nên phong cách thời trang Rococo là người tình của vua Louis XV, Madame de Pompadour. Bà mê màu pastel và phong cách nhẹ nhàng, tươi sáng, gọi chung là Rococo. Nhưng người tiên phong khởi tạo xu hướng này là hoàng hậu Marie Antoinette
 
thoi-trang-the-ki-18 9_zpsatznurxg.jpg
 
Một phần cũng do công của Rose Bertin, người lo trang phục cho hoàng hậu Marie Antoinette. Rose Bertin được xem là người khởi đầu nên thời trang cao cấp haute couture từ những thiết kế đầm cầu kỳ cho hoàng hậu. Bà chuyển đổi từ vai trò người thợ may trang phục trở thành nhà thiết kế được xã hội coi trọng. Rose Bertin được gọi vui là “bộ trưởng thời trang” lúc bấy giờ.
 

Marie Antoinette - biểu tượng thời trang của thế kỷ 18

 
Marie Antoinette, là người Áo (sinh ngày 2–11–1755, mất ngày 16–10–1793),  hoàng hậu của vua Louis XVI nước Pháp, trị vì từ năm 1774 đến 1792. Bà được xem là biểu tượng thời trang của thế kỷ XVIII. Mức độ xa xỉ và phô trương đã làm nên “thương hiệu” riêng của bà, cũng chính là nguyên nhân thổi bùng lên ngọn lửa của cuộc cách mạng Pháp. 
 
Marie Antoinette là người giới thiệu mẫu áo chemise à la reine, một loại áo đầm trắng rộng với dải thắt lưng lụa đầy màu sắc phía sau eo. Đây được coi là “phát minh” gây sốc trong trang phục nữ giới lúc bấy giờ vì không có corset mặc bên trong và đường nét cơ thể được phô bày ra. Tuy nhiên, phái đẹp đã bị lôi cuốn bởi phong cách này và mặc nó như một biểu tượng để giải phóng phụ nữ.
 
thoi-trang-the-ki-18 5_zpsmui6kuz5.jpg
 

Đặc điểm 

 
Trang phục của phụ nữ
Đường nét váy áo của phụ nữ trong thế kỷ XVIII có nhiều cải tiến. Những chiếc váy lót bên dưới có khung đỡ giúp làm phồng váy là trang phục không thể thiếu, cũng như chiếc corset ôm khít phần thân trên. Váy lót càng to càng rộng được dùng cho các dịp đặc biệt, trong khi loại mặc hàng ngày thì nhỏ hơn. Cổ áo sâu rộng cũng rất phổ biến. Váy thường được mở ở phía trước, để lộ phần áo đầm lót hoặc váy lót. Phần tay áo ôm và xòe rộng với ren hoặc ruy-băng loe ra ở cổ tay.  
 
thoi-trang-the-ki-18 3_zpsjcvomcgt.jpg
 
Có một vài kiểu đầm chính được mặc trong giai đoạn này. Kiểu watteau gown có phần thân sau rộng và nối dài trong khi thân trước vẫn ôm sát. Kiểu robe à la française có phần cổ vuông và khoét sâu, thường có dải ruy-băng lớn dọc thân trước, váy lót khung rộng và được trang trí bởi rất nhiều ren, nơ và hoa. Mẫu áo robe à l’anglais có kiểu dáng gọn gàng hơn và không có váy lót, thường có phần đuôi váy phía sau dài hơn và có ren viền xung quanh cổ. Các loại váy áo này thường được mặc với áo khoác mô phỏng kiểu áo khoác cưỡi ngựa redingote của nam giới.
 
Giày cao gót của phụ nữ cũng thon gọn và được trang trí cầu kỳ hơn. Ở giai đoạn đầu của thời kỳ này phụ nữ để tóc sát đầu, thỉnh thoảng phủ bột phấn trắng hoặc trang trí bằng những dải khăn ren. Tuy nhiên càng về sau, kiểu tóc càng được bới công phu hơn và cao hơn cho đến khi phải cần đến cả tóc giả. Những mái tóc cao chót vót được uốn cong và trang trí bằng lông vũ, hoa và tác phẩm điêu khắc nhỏ. Phụ nữ chuộng mốt tóc được phủ bằng bột mì. Điều này đã gây phẫn nộ cho các tầng lớp thấp hơn vì nó khiến giá bánh mì tăng cao.
 
Trang phục của đàn ông
Đàn ông ở thế kỷ 18 thường mặc áo gilet và breeches.
 
thoi-trang-the-ki-18 6_zps9z909uvf.jpg
 
thoi-trang-the-ki-18 3_zpsbhoubwsr.jpeg
 
Áo gilet thường được làm từ tơ, satin, nhung,  có đặc điểm là tay đài, có túi, có họa tiết thêu tay trang trí ( phong cảnh, hoa, động vật) bằng vàng, bạc và cúc áo thì được tráng bằng men. Áo khoác ngoài thì có vạt đuôi tôm, thường được gia cố bằng vật liệu cứng để giữ dáng nhưng vẫn thể hiện được sự mềm mại của chất liệu, đồng thời nó phải cùng màu hoặc liên kết với áo gilet. Phần quần phía dưới thì được cắt may dài tới đầu gối, nối liền với phần tất trắng.
 
Khác với thời trang của phụ nữ bị thống trị bởi Pháp, thời trang dành cho đàn ông hoàn toàn nghiêng về phong cách nước Anh. Lace(ren) và Ribbons được coi là phù phiếm ở Anh thì Lace Jabot( hình phía dưới) được thay thế bởi black silk tie và 1 chiếc khăn quàng trắng được thắt ở vùng cổ.
 
thoi-trang-the-ki-18 7_zpsgb1kzqld.jpg
 
Năm 1770s tại England, một bộ phận nhóm những kẻ lập dị bắt đầu nổi lên như 1 phong cách thời trang mới, tiêu biểu là  nhóm Macaronis đã trở thành 1 hiện tượng. Họ là nhóm người trẻ ở England đến từ Grand Tour Châu Âu và phong cách của họ bị ảnh hưởng lớn từ những năm tháng lớn lên tại Italy. Họ thường mặc trang phục với cổ áo xếp ly và để thu hút sự quan tâm tới trang phục của họ trên đường phố, họ thường mang giầy có bọc sắt ở gót để khi đi lại phát ra âm thanh lách cách. Các nhà sử học về thời trang suy đoán rằng phong cách của nhóm Macaronis không chỉ tạo ra dấu ấn mà còn là những phản ứng chống lại những kẻ kiểu căng tự phụ trong xã hội bấy giờ (giới tăng lữ và quý tộc).
 
Les Incroyables cũng là một nhóm thời trang nổi loạn xuất hiện sau cuộc cách mạng tại Pháp. Họ thường đeo khuyên tai vàng, low shoes( chỉ che cổ chân, gót chân) và breeches với màu sắc sáng hơn, được buộc ribbon ở phần đầu gối. Sau cuộc cách mạng Pháp, thời trang đàn ông chiu sự chi phối và ảnh hưởng mạnh mẽ từ England và trở nên gần gũi với thời trang hiện đại hơn, phong cách điềm đạm và nghiêm túc hơn.