Menu
Tin thời trang
Kinh doanh
Tin tức / Xu hướng
Haute couture 2018
Ready To Wear 2018
Bộ Hình Thời Trang
Thư viện
Vật liệu
Phong cách thời trang
Màu sắc
Trang phục
Phụ kiện
Thương hiệu
NTK nổi tiếng
1001 khúc mắc
Học thiết kế thời trang
ĐIỀU NÊN ĐỌC!
Học viên ( Decer )
1.Khoá vẽ chì
2.Khoá vẽ màu
3.Khoá vẽ trên ipad
4.Khoá cắt may
5.Khoá Draping
6.Khoá BRA-CORSET
7.Khoá TR-CUTTING
8.Khoá DRAPING TECHNIQUES
9.Khoá phối màu
10.Khoá trang trí
11.Khoá sáng tạo BST
12.Khoá Start-up thời trang
Liên hệ
Search
Go
Jeanne Lanvin nhà mốt Couture có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tại Paris
Published on
12/27/2019
Thời hoàng kim của thời trang haute couture
vào những năm đầu thế kỷ XX đánh dấu sự xuất hiện của rất nhiều tên tuổi xuất chúng, những nhà tiên phong đặt nền móng cho thời trang hiện đại ngày nay.Nhà thiết kế
Jeanne Lanvin
là một trong những tên tuổi ấy. Những sáng tạo, sức ảnh hưởng của bà trong nghành thời trang cho tới nay vẫn chưa ai có thể thay thế được. Ở Việt Nam, rất ít trang báo mạng nói về bà nên trong giới thời trang hầu như không biết tới bà là bao. Hãy cùng DEC lội ngược dòng thời gian để tìm hiểu về một trong những nhà mốt couture lớn nhất và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tại Paris.
Hình ảnh của nhà mốt Jeanne Lavin, thời hoàng kim nhà thiết kế này có sức ảnh hưởng nhất ở Paris
Tài năng & đam mê
Jeanne Lanvin
được sinh ra tại
Brittany (Pháp)
vào năm
1867
, là con trưởng trong gia đình có 10 người con. Bà đã bắt đầu bén duyên với thời trang ở tuổi 16 khi bắt đầu làm việc tại một tiệm chuyên làm mũ trên đường Mme Félix ở Paris. Sau đó bà đã học may tại nhà mốt Talbot. Tới năm 1890, Jeanne Lanvin mở cửa hàng đầu tiên của mình chuyên làm mũ cho giới quý tộc tại số nhà 22 đường Faubour Saint-Honore ở Paris. Không chỉ vậy, bà còn có niềm đam mê với những con búp bê, bà thường làm búp bê và đem bán tại những kỳ hội chợ trong một thời gian ngắn. Jeanne Lanvin kết hôn lần đầu tiên với Emilio Pietro, một người đàn ông thuộc tầng lớp quý tộc Ý và sinh hạ cô con gái đầu lòng Marguerite năm 1987.
Với năng khiếu bẩm sinh,
bà thường xuyên may đồ cho những người em gái và con gái mình. Những bộ đồ dành cho mẹ và con gái của bà đã nhanh chóng thu hút một lượng lớn khách hàng ngay cả khi bà mới chỉ được biết đến với tiệm làm mũ của mình. Rất nhiều bà mẹ (đa số là những người bạn của bà) đã đặt bà may lại những chiếc váy của cô con gái Marguerite cho con gái họ. Chính bởi những thành công đáng khích lệ ban đầu này, Jeanne Lanvin đã quyết định từ bỏ công việc làm mũ để tập trung hoàn toàn cho những thiết kế thời trang cao cấp của mình.
Bà có tên trong danh sách những nhà mốt couture được thừa nhận bởi
Nghiệp đoàn may đo cao cấp
(Syndicat de la Couture) tại Paris vào năm 1909, chính thức trở thành một “couturier". Năm 1926, khi bà cho ra mắt dòng sản phẩm thời trang dành cho nam giới, Lanvin đã trở thành nhãn hiệu couture
đầu tiên trong lịch sử có
đầy đủ các sự lựa chọn trang phục cho cả gia đình.
Không chỉ vậy, bà còn phát triển thêm những dòng sản phẩm khác như đồ cưới, đồ lót, đồ thể thao, nước hoa, đồ trang trí trong nhà,… Điều này thể hiện một tầm nhìn xa rộng của Jeanne Lanvin, không chỉ là một thương hiệu thời trang cao cấp mà bà hướng tới một thương hiệu gắn liền với đời sống (dĩ nhiên là của giới thượng lưu).
Sức ảnh hưởng của Jeanne Lanvin rất rõ rệt trong thời điểm những năm thập niên 1920-1930. Bà đã làm đồ cho Hoàng hậu Ý và Rumani, những vị công chúa nước Anh và rất nhiều những ngôi sao điện ảnh như Marlene Dietrich, Mary Pickford và Yvonne Printemps. Trong gian giữa Thế chiến 1 và Thế chiến 2, bà đã mở thêm cửa hàng của mình tại các thành phố Nice, Cannes và Biarritz ở Pháp. Bà là một trong số những nhà thiết kế thời trang couture đầu tiên cho ra mắt 4 bộ sưu tập trong một năm và mỗi bộ sưu tập của bà cho mỗi mùa có khi lên tới hơn 200 bộ trang phục. ( Saint Laurent ở đỉnh cao trong 1 đêm thức trăng ông đã phác thảo được 1000 mẫu nhưng cũng rất khó để có một bộ sưu tập với 200 thiết kế khác nhau và 4 bộ trong 1 năm ... )
Một năm 4 bộ sưu tập, một bộ sưu tập 200 thiết kế, một con số đáng nể trong những năm 1920-1930
Để thực hiện được khối lượng công việc lớn đến vậy, vào năm 1920, Jeanne Lanvin có khoảng 1200 người làm việc cho mình. Bà thuê toàn bộ những người thợ thêu, thợ cắt và thợ may làm việc riêng cho mình. Tất cả mọi công đoạn đều được thực hiện ngay trong nhà mốt của Jeanne Lanvin để đảm bảo các sản phẩm làm ra đáp ứng được tiêu chuẩn nghiêm ngặt của bà, đồng thời giữ được những bí quyết nhà nghề để đảm bảo tính độc nhất trong các sáng tạo của nhà mốt Lanvin. Một điều dường như ít ai biết về Jeanne Lanvin, đó là bà không vẽ phác họa các sáng tạo của mình mà thực hiện tạo kiểu với các chất liệu trên hình nộm mannequin. Sau khi hoàn thiện thiết kế, sẽ có những họa sĩ đảm nhiệm việc vẽ phác thảo cho cuốn sách lookbook.
Thời trang & nghệ thuật
Cảm hứng từ trào lưu nghệ thuật Art Deco là một trong những nét nổi bật thể hiện qua các chi tiết thêu, đính trên trang phục của Lanvin. Tuy nhiên trên thực tế Jeanne Lanvin lấy cảm hứng từ rất nhiều giai đoạn, thời kỳ phát triển của nghệ thuật. Bà cảm thụ từ những nguồn cảm hứng rất phong phú, từ bộ sưu tập tranh của bà với những tác phẩm của Vuillard, Renoir, Fantin-Latour và Odilon Redon cho tới những loại hoa trái, vườn tược, các viện bảo tàng, những chuyến đi và các bộ sưu tập phục trang. Bà được nhắc đến như một tấm gương tạo nguồn cảm hứng cho những nhà thiết kế như Schiaparelli hay Balenciaga.
Những tác phẩm của Fantin-Latour, Odilon Redon & Redon ... ảnh hưởng tới thiết kế của bà
Các thiết kế của Jeanne Lanvin gây ấn tượng bởi cách tiếp cận thời trang rất sáng tạo của bà và tay nghề thủ công của những người thợ dưới sự dẫn dắt của bà. Khi bắt tay vào sáng tạo một bộ trang phục mới, bà sẽ lựa chọn kỹ càng từ những chất liệu, màu sắc, đồng thời nghiên cứu các kỹ thuật tạo hình và những chi tiết trang trí tạo điểm nhấn. Đó là những yếu tố cơ bản “làm nên vẻ nữ tính, vẻ đẹp và sự trẻ trung cho người phụ nữ", theo bà. Bà thường sử dụng những chất liệu nhẹ nhàng và bay bổng như chiffon, organza, lụa, tulle, taffeta, ren và satin cho những thiết kế đầm dạ hội. Với những thiết kế phom cứng, đứng dáng, bà lựa chọn các chất liệu như gấm, nhung hay các chất liệu dệt sợi ánh kim (màu vàng, bạc,…) – được gọi là lamé. Lamé là chất liệu ưa thích của Jeanne Lanvin và cho tới tận ngày nay, chất liệu này vẫn được khai thác một cách triệt để trong các bộ sưu tập được thực hiện bởi các giám đốc sáng tạo sau này.
Lanvin định nghĩa nữ tính và thể hiện nữ tính bằng thời trang
Dấu ấn trong các trang phục của Lanvin chính là những
họa tiết thêu đính tạo hình rất tinh tế.
Những chi tiết thêu đính đặc trưng trong các thiết kế của Lanvin là nơ bướm bay bổng, những đường diềm xếp nếp, hoa, ren… Sự tinh tế trong các chi tiết trang trí tạo điểm nhấn trên các trang phục của Lanvin được tạo thành bởi những kỹ thuật như ghép miếng, lót, may chần bông, những mũi khâu song song,… và sự khéo léo trong việc tiết chế những hạt sequin.
Tông màu ưa thích của bà đó là màu xanh quattrocento
mang cảm hứng từ thời kỳ Phục hưng vào thế kỷ 15 tại Ý, xuất hiện trong rất nhiều sáng tạo của bà và trở thành “màu xanh Lanvin" đặc trưng cho nhà mốt. Cũng giống như nhiều nhà thiết kế thời trang khác, Jeanne Lanvin lấy cảm hứng cho các bộ sưu tập từ những chuyến đi của mình, tạo thành một “thư viện vải". Những kỹ thuật thêu từ Ai Cập hay Trung Quốc, các loại vải dệt sang trọng từ Nhật Bản và Ba Tư, tất cả được tổng hợp lại, tạo nên những chất liệu tuyệt vời cho các sáng tạo của bà.
Những thiết kế làm nên thương hiệu Lanvin
Nguồn cảm hứng cho các thiết kế của Jeanne Lanvin lấy từ những gì bà quan sát được khi đi du lịch. Bà từng mua một tấm vải cotton ở Nhật Bản về để may váy. Khi tới Ấn Độ, Jeanne Lanvin đã sắm một chiếc váy saree màu sắc cùng mũ lưới sắt.
Jeanne Lanvin đã mang tới những thiết kế mang tính cách mạng, làm phong phú cho cục diện thời trang couture thời ấy và là cảm hứng cho rất nhiều nhà thiết kế khác. Người phụ nữ trong trang phục của Lanvin luôn mang tinh thần trẻ trung, hiện đại và tự do. Năm 1913, Jeanne Lanvin giới thiệu thiết kế “robe de style" làm nên tên tuổi của bà. Thiết kế này được lấy cảm hứng từ thời trang thế kỷ 18 với phần eo nhỏ, tùng váy nhiều sóng và phần váy phồng. Phiên bản “robe de style" đầu tiên của bà lại nổi bật bởi phần eo để buông tự nhiên và phần váy phồng dài tới mắt cá chân. Đến năm 1919, phần hông trong các thiết kế “robe de style" của Lanvin lại được hạ xuống thấp hơn phần hông tự nhiên. Phần cổ của các thiết kế “robe de style" thường là cổ tròn với những điểm nhấn là các chi tiết hoa rất nữ tính. Trong khoảng thời gian từ năm 1918-1920, Jeanne Lanvin mang đến thiết kế đầm flapper với phom rộng, rất thoải mái lấy cảm hứng từ thiết kế áo sơmi và trở nên rất thịnh hành trong những năm 1920. Phom dáng cơ bản của thiết kế đầm dáng sơmi chạy dọc hai bên, dài tới mắt cá chân, không có những đường may tiểu tiết nhấn nhá mà mang hình dáng một chiếc đầm ống suông. Tuy vậy, thiết kế đầm dáng sơmi này lại thực sự trở thành hiện tượng khi được biến tấu với các điểm nhấn như đính sequin kín đặc hoặc kết hợp cùng những chuỗi hạt hay những đường cắt ghép tạo mảng, khối mang tới hiệu ứng thị giác ấn tượng.
Các thiết kế “robe de style" làm nên tên tuổi của Jeanne Lanvin
Một trong những thiết kế điển hình gắn liền với Lanvin nữa là thiết kế đầm Nữ hoàng (Empress dress). Thiết kế này được lấy cảm hứng từ trang phục mang phong cách Hy Lạp cổ điển rất thịnh hành trong thời điểm từ năm 1790-1820. Trong thế kỷ 19, những chiếc đầm Nữ hoàng này thường có phân hông cao và ngắn tay. Phiên bản sáng tạo của Jeanne Lanvin kế thừa phần hông nhỏ trẻ trung trong các thiết kế đầm Nữ hoàng trước đó nhưng lại có tay áo dài. Thiết kế đầm Nữ hoàng vẫn luôn hiện diện trong các bộ sưu tập của các nhà mốt trong thế kỷ 20 và 21. Không chỉ vậy, đây cũng là lựa chọn thường xuyên của những ngôi sao lớn như Jessica Alba hay Nicole Kidman khi xuất hiện trên thảm đỏ của những sự kiện lớn.
Jeanne Lanvin rất ấn tượng với những bộ phục trang mà những người đồng hương của bà tại Brittany hay mặc. Vào năm 1922, trong bộ sưu tập của mình bà đã gây ấn tượng với bộ suit Breton. Bộ suit này bao gồm một chiếc váy kết hợp với chiếc áo khoác lửng với rất nhiều khuy áo nhỏ. Chiếc áo khoác nổi bật với phần cổ áo màu trắng bằng vải phin organdie khi bẻ xuống sẽ để lộ ra chiếc nơ bướm bằng satin màu đỏ. Nhắc tới bộ suit Breton không thể không nhắc đến chiếc mũ thủy thủ được kết hợp cùng, là nét hoàn thiện cuối cùng làm nên bộ suit Breton.
Kiểu Breton suit xuất hiện trong bộ sưu tập từ năm 1922 của Lanvin đến nay vẫn được phái đẹp yêu thích
Jeanne Lanvin luôn thiết kế những món đồ phụ kiện để kết hợp thật hài hòa và đồng điệu cùng với trang phục trong các bộ sưu tập của mình. Sự kết hợp này đã nhanh chóng trở nên thịnh hành, đặc biệt là những chiếc ví cầm tay dành cho trang phục ban ngày và trang phục dạ tiệc. Năm 1935, trong những bộ sưu tập của mình bà luôn mang tới những thiết kế túi xách, găng tay và mũ nhiều màu sắc, chất liệu để kết hợp cùng các trang phục.
Hình ảnh mãu logo của Jeanne Lavin được cách điệu từ hình ảnh của bà và cô con con gái Marguerite
Trong công cuộc thay đổi cái nhìn về người phụ nữ trẻ trung và nữ tính, Jeanne Lanvin đã dành sự quan tâm tới cả những kiểu tóc dành cho nữ. Khi nữ diễn viên Anita Loos (phim “Gentlemen Prefer Blondes") tham dự buổi chiếu phim tại Paris được tổ chức bởi Lanvin, bà Jeanne Lanvin đã rất ấn tượng với mái tóc ngắn của nữ diễn viên và ngay lập tức thay đổi kiểu tóc của toàn bộ mannequin trong cửa hàng của mình. Kiểu tóc ngắn này đã xuất hiện rất nhiều trong những buổi ra mắt bộ sưu tập mới của Lanvin trong những năm cuối thập niên 1920, được biết tới với cái tên kiểu tóc “Pierrette".
Bên cạnh thiết kế thời trang, Jeanne Lanvin còn tự làm búp bê để bán tại các hội chợ. Một trong những mẫu còn giữ lại được là hình ảnh mô phỏng bà với cô con gái Marguerite.
TAG:
nhà thiết kế Jeanne Lavin
DEC Design Education
sưu tầm & biên tập.
DEC:
"
Học để trở thành chuyên nghiệp"
Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích