Thương hiệu Italy-Versace sắp sáp nhập cùng nhà mốt Mỹ - Michael Kors với mức giá gần 2,2 tỷ USD

Cách đây không lâu, những tín đồ đam mê thời trang cao cấp đã tề tựu đông đủ tại “Kinh đô” Milan – Italy để chiêm ngưỡng bộ sưu tập mới nhất của thương hiệu Versace và cùng không khỏi “choáng váng” trước thông tin chính thức đã được xác nhận: Hãng thời trang xa xỉ Italy sẽ về tay “ông lớn” của nước Mỹ - Michael Kors. Versace có trụ sở tại Milan, nổi tiếng với những thiết kế táo bạo và logo đầu rắn Medusa, là một trong những thương hiệu của Ý do các gia đình sở hữu và được coi là một mục tiêu hấp dẫn vào thời điểm ngành công nghiệp thời trang cao cấp đang gia tăng do nhu cầu mạnh từ Trung Quốc.
 
versace-sap-nhap-michel3_zpss4wqkmaj.jpg
 
Những nhân vật chủ chốt của Versace sau thông báo sát nhập giữa hai hãng thời trang
 
"Với thương vụ mua lại Versace, chúng tôi đã tạo ra một trong những tập đoàn thời trang và sang trọng hàng đầu thế giới", John Idol, chủ tịch và giám đốc điều hành của Michael Kors Holdings cho biết. Idol cũng tiết lộ kế hoạch tăng doanh số toàn cầu của Versace lên 2 tỷ USD trên toàn cầu, mở khoảng 100 cửa hàng mới cũng như tăng cường doanh số bán hàng trực tuyến. Quá trình đàm phán sáp nhập đã bắt đầu trước mùa hè khi Versace tìm kiếm các nhà đầu tư vì công ty quản lí tài chính Blackstone dự định rời hãng này, một nguồn tin thân cận với thỏa thuận này cho hay.
 
versace-sap-nhap-michel4_zpsytakvyyx.jpg
 
 Việc mua lại Thương hiệu thời trang danh tiếng hàng đầu thế giới đến từ Italy này, đã thể hiện nỗ lực, tham vọng của Michael Kors nhằm xây dựng một đế chế thời trang xa xỉ ngay tại thị trường Mỹ. Không khó để chúng ta hiểu rằng “Ông lớn” này muốn hướng tới một mô hình quản lý của LVMH (tập đoàn sở hữu các thương hiệu Christian Dior, Louis Vuiton, Fendi, ,…) hay  Kering (công ty chủ quản của Alexander McQueen, Gucci, Balenciaga,…)
 
Ngoài ra, việc hoàn tất thỏa thuận với Versace nếu đi đúng hướng sẽ đưa vị thế của Michael Kors trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các hãng thời trang cao cấp như:

Tapestry (chủ sở hữu của các thương hiệu Coach, Kate Spade New York và Stuart Weitzman) và PVH Corp (chủ quản Calvin Klein và Tommy Hilfiger).
 
versace-sap-nhap-michel1_zpsfhbpgkf4.jpg
 
Dự kiến sau khi hoàn thành việc sát nhập Versace, Michael Kors Holdings Limited sẽ được đổi tên thành Capri. Ngoài ra, để đảm bảo cho sự thành công lâu dài của thương vụ tỷ đô này thì: Donatella Versace vẫn là giám đốc sáng tạo và Jonathan Akeroyd sẽ tiếp tục giữ chức vụ giám đốc điều hành. Ngoài ra, anh trai Santo và con gái Allegra của bà Donatella sẽ trở thành cổ đông của Capri. Donatella Versace, em gái của người sáng lập quá cố, là giám đốc nghệ thuật kiêm phó chủ tịch Versace cho biết: "Chúng tôi tin rằng là một phần của tập đoàn (sau khi sáp nhập với Michael Kors) là điều cần thiết cho thành công lâu dài của Versace".
 
DEC Design Education sưu tầm & biên tập.
#DEC : " Học để trở thành chuyên nghiệp "