Cuộc chiến pháp lý giữa Gucci và Guess

Hãng thời trang Gucci nổi tiếng đến từ Italia nhiều năm nay đã đệ đơn lên Tòa án Liên bang Mỹ phụ trách khu vực New York, với trụ sở đại diện đặt tại quận Manhattan giữa trung tâm thành phố, khởi kiện Hãng thời trang Mỹ Guess tội danh vi phạm bản quyền thương hiệu nhằm mục đích vụ lợi; đồng thời đòi bồi thường khoản thiệt hại vật chất đáng kể.
 
Gucci là một hãng thời trang lẫy lừng có bề dày lịch sử hơn 8 thập niên. Đó là sản phẩm tiêu biểu của thời trang Italia, cũng giống như mỳ ống spagetti hay bánh pizza là biểu tượng cho ẩm thực của đất nước hình chiếc ủng vậy. Hiện Gucci là một công ty hàng đầu thuộc Tổ hợp PPR của tỉ phú người Pháp Francois Pino, đây chính là thương hiệu danh giá nhất mà F.Pino giành lại được từ tay siêu tỉ phú đồng hương B.Arno qua những cuộc chiến pháp lý dai dẳng...
 
chuyen-chien-phap-ly-giua-gucci-va-guess_zpsjjt61g2o.png
 
Logo của Gucci bên trái và chính giữa. Logo của Guess ngoài cùng bên phải.
 
Theo Luật sư Luis Ederar thuộc văn phòng luật trứ danh Arnold & Porter ở New York, người được Gucci ủy quyền thay mặt, thì thân chủ của ông khởi kiện trước tiên từ logo thương hiệu. Quả thực thoạt trông chữ "G" logo Guess nom rất giống biểu trưng thương hiệu Gucci, khiến khách hàng dễ ngộ nhận rằng mua được đồ Made in Italia giá rẻ, còn trong thực tế họ lại đang tiêu thụ hàng của Guess. Kế đến là lĩnh vực mẫu mã.
 
Đơn kiện phát xuất từ Italia đã liệt kê một loạt các kiểu dáng mà Guess sao chép gồm quần áo, giày dép và đồ da. Guess đã tận dụng mạng lưới bán sỉ hùng hậu của mình hòng cung cấp những mặt hàng tương tự rẻ gấp nhiều lần so với giá chính hãng. Ngoài ra, Gucci còn đòi Guess phải triệt thoái khỏi thị trường bán lẻ những phụ kiện đi kèm, vốn gây tranh cãi lâu nay trong mảng thời trang dành cho phụ nữ cũng như đàn ông...
 
chuyen-chien-phap-ly-giua-gucci-va-guess_zpsrysmnnzn.jpeg
 
Thoạt nhìn chữ “G” trong logo của Guess (bên trái) rất giống biểu trưng thương hiệu Gucci (bên phải), khiến khách hàng dễ ngộ nhận rằng mua được sản phẩm từ thương hiệu thời trang cao cấp Ý giá rẻ, nhưng thực tế họ lại đang tiêu thụ hàng của một thương hiệu Mỹ. 
 
"Thay vì nỗ lực sáng tạo những kiểu dáng mang sắc thái riêng của mình, hãng thời trang Mỹ lại đi mô phỏng các kiểu mốt thịnh hành trên thế giới", Gucci nêu rõ trong đơn, đồng thời yêu cầu tòa ra phán quyết cấm đối thủ cạnh tranh ngừng sản xuất mặt hàng bóp ví bằng da thật cho cả nam lẫn nữ, bởi đã vi phạm trắng trợn kiểu dáng đăng ký độc quyền. 
 
Tuy nhiên, vụ kiện đình đám này phải trải qua một cuộc chiến pháp lý dai dẳng gần một thập kỷ tranh chấp trên toà án quốc tế, cụ thể là:
 
- Vào tháng 5/2013, tòa án tại Milan từng đưa ra những quyết định nhằm chống lại Gucci, đồng thời khẳng định logo mà thương hiệu Guess đang sở hữu không có bất kì liên quan gì đến Gucci. Sau đó, Gucci đã kháng nghị lại quyết định của thẩm phán, tuy vậy vị thẩm phán cho rằng thương hiệu Guess luôn sẵn sàng thực hiện những biện pháp nhất định để tránh trùng lặp với đối thủ.
 
- Tháng 12/2016, khi Gucci nộp đơn tại tòa án EU, tòa án từng cho rằng việc một người tiêu dùng bình thường sẽ khó nhận diện được sự khác nhau chi tiết giữa logo của hai thương hiệu, mà chỉ nhìn phần tổng thể. Chính điều này, rất khó để phân biệt chữ “G” của Guess có thực sự là ăn cắp từ Gucci hay không. Vì vậy, nhà mốt Gucci hoàn toàn không có đủ lý do thuyết phục để chứng minh những lý lẽ của họ là đúng...
 
- Mới đây đại diện của nhà mốt Ý, Gucci và thương hiệu Guess đã xác nhận rằng cả hai bên đã đạt được thỏa thuận về luật sở hữu trí tuệ, cùng các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu toàn cầu.
 
Tuy nhiên, thông tin đằng sau các điều khoản của hợp đồng thỏa thuận vẫn chưa hề được tiết lộ. Song, kết quả này được xem là tín hiệu tích cực, để cả hai thương hiệu nhận ra tầm quan trong của vấn đề sở hữu trí tuệ và sự sáng tạo trong các thiết kế. Theo thông tin từ phía phiên tòa kết thúc gần đây, thẩm phán Judge Scheindlin, người đứng đầu và theo dõi vụ kiện tụng này đã ra quyết định gây bất lợi cho Guess. Theo đó, Guess bị cấm vĩnh viễn sử dụng ba trong số bốn thiết kế giống hệt Gucci, đồng thời buộc thương hiệu Mỹ này phải bồi thường thiệt hại lên đến 221 triệu đô la Mỹ về việc sử dụng trái phép.
 
Để có được sự công bằng ngày hôm nay, bản thân những người đứng đầu Gucci đã đi khắp các tòa án từ Ý, Pháp, Mỹ, Úc và cả Trung Quốc để tiến hành những quy trình tố tụng. Mãi đến khi Gucci chính thức nộp đơn kiện tại văn phòng Sở hữu trí tuệ thuộc Liên minh châu Âu (EU), thì vụ tranh chấp này mới được giải quyết một cách ổn thỏa. Song, cuộc chiến không hồi hết giữa các thương hiệu luôn là đề tài nóng hổi trong giới thời trang và chưa bao giờ có ý định dừng lại.
 
DEC Design Education sưu tầm & biên tập.
#DEC : " Học để trở thành chuyên nghiệp "