Menu
Tin thời trang
Kinh doanh
Tin tức / Xu hướng
Haute couture 2018
Ready To Wear 2018
Bộ Hình Thời Trang
Thư viện
Vật liệu
Phong cách thời trang
Màu sắc
Trang phục
Phụ kiện
Thương hiệu
NTK nổi tiếng
1001 khúc mắc
Học thiết kế thời trang
ĐIỀU NÊN ĐỌC!
Học viên ( Decer )
1.Khoá vẽ chì
2.Khoá vẽ màu
3.Khoá vẽ trên ipad
4.Khoá cắt may
5.Khoá Draping
6.Khoá BRA-CORSET
7.Khoá TR-CUTTING
8.Khoá DRAPING TECHNIQUES
9.Khoá phối màu
10.Khoá trang trí
11.Khoá sáng tạo BST
12.Khoá Start-up thời trang
Liên hệ
Search
Go
Các thương hiệu thời trang cao cấp quyết tiêu hủy hàng tồn trị giá nhiều triệu bảng Anh
Published on
10/8/2020
Thương hiệu thời trang cao cấp Burberry đã tiêu hủy hơn 28 triệu bảng Anh bao gồm các sản phẩm thời trang và mỹ phẩm tồn kho năm trước. Thương hiệu đồng hồ cao cấp Richemont đã cho tiêu hủy số hàng tồn có giá trị lên đến 421 triệu bảng tại thị trường châu Âu và châu Á. Các thương hiệu thời trang khác như Chanel (Anh), Louis Vuitton (Pháp) … cũng áp dụng phương thức này để xử lý sản phẩm tồn.
Việc đó đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm và dấy lên nhiều câu hỏi xung quanh thực trạng kinh doanh của các thương hiệu thời trang tại Anh. Vì sao các thương hiệu thời trang cao cấp quyết định tiêu hủy những sản phẩm có giá trị lớn đến vậy?
Huỷ sản phẩm để bảo vệ uy tín của thương hiệu
Vào đầu những năm 2000, các thương hiệu thời trang cao cấp được biết đến nhờ lời giới thiệu cảm nhận sử dụng thực tế từ người bán, vì chưa có độ phủ sóng rộng. Sau đó, sản phẩm được bán qua hình thức truyền tay ở mức giá mềm. “Chợ đen” trở thành thị trường chiếm ưu thế trong thời gian này.
Trong đời sống hiện đại ngày nay, việc mua những món thời trang cao cấp đã thuận tiện hơn rất nhiều. Nhưng vì vẫn chịu thuế nhập khẩu nên mức giá tại các cửa hàng bán lẻ vẫn còn cao hơn so với thị trường “chợ đen”. Vì vậy, đã có không ít người chọn mua sản phẩm thời trang cao cấp thông qua hình thức “không chính thống” này. Song, thị trường “chợ đen” khá tự do, lại thiếu cam kết chất lượng và nguồn gốc nhà sản xuất nên đôi khi dẫn đến tình trạng hàng giả tràn lan. Điều này gây ra những hiểu lầm đáng tiếc đối với danh tiếng thương hiệu.
Chính vì đặc biệt quan tâm về uy tín, các thương hiệu thời trang cao cấp được cho là phá hủy các mặt hàng tồn để bảo vệ tài sản trí tuệ và giá trị thương hiệu của họ. Nói cách khác, họ làm điều này để ngăn chặn việc sản phẩm tồn kho bị giả mạo hoặc bị bán phá giá trên thị trường “chợ đen” với các nhà bán lẻ không chính thức nằm ngoài các kênh phân phối được phê duyệt của thương hiệu.
Cách các thương hiệu thời trang cao cấp tiêu hủy hàng tồn và những bất cập
Theo báo cáo của Business of Fashion, quá trình tiêu hủy sản phẩm hoạt động qua lò đốt chuyên dụng có khả năng khai thác năng lượng an toàn với môi trường. John Peace - Chủ tịch hội thương hiệu cao cấp cho biết cách làm này đã giúp giảm thiểu số lượng hàng hóa dư, nhưng vấp phải chỉ trích từ các cổ đông và người tiêu dùng vì lo ngại về chất thải và tác động môi trường.
Thông lệ này đã từng bị các nhà môi trường lên án và tin tức về trị giá hàng tồn kho mà Burberry phải bỏ đi. đã vấp phải nhiều sự chỉ trích ở Anh. AFP dẫn lời Tim Farron, một nhà làm chính sách và là người phát ngôn về môi trường của phe đối lập, đảng Dân chủ Tự do: "
Thật nhục nhã khi Burberry nghĩ rằng đốt cháy hàng tồn kho là một giải pháp chấp nhận được. Là thương hiệu thời trang hàng đầu Anh quốc, họ nên đi đầu về thời trang bền vững
". Tim cũng lưu ý rằng “tái chế tốt cho môi trường hơn nhiều".
Trước những bất cập trong cách làm này đã khiến các doanh nghiệp tìm giải pháp khác để giảm lượng hàng tồn của mình.
Thống kê từ hãng Burberry cho biết giá trị số hàng tồn kho được gửi đến lò đốt tăng từ 18,8 triệu bảng năm 2016 lên đến 26,9 triệu bảng năm 2017. Điều này đã lý giải nguyên nhân doanh số bán hàng ở thị trường Anh và châu Âu bị giảm mạnh.
Một số giải pháp khác cho thời trang cao cấp
Nhiều thương hiệu thời trang đã nhận ra việc làm này rất nhiều rủi ro, tổn hại đến giá trị thương hiệu. Vì vậy, họ lập nên chính sách bán hàng giảm giá để thu hút người tiêu dùng hoặc cắt giảm số lượng sản phẩm để ngăn chặn việc sản phẩm bị đưa ra thị trường hàng giả. Tuy nhiên, những giải pháp này đang gây ra nhiều tranh cãi.
Một giải pháp khác sáng tạo và thân thiện với môi trường hơn đến từ tập đoàn Kering. Tập đoàn đã tham gia tuyển chọn những nhà thiết kế thời trang bền vững qua cuộc thi Worn Again (Hãy mặc lại). Các loại vải, sản phẩm tồn kho sẽ được tái chế tạo ra những bộ trang phục chất lượng mang phong cách mới được gọi là “thời trang bền vững cao cấp”.
DEC Design Education
sưu tầm & biên tập.
#DEC
: "
Học để trở thành chuyên nghiệp
"
Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích