Kỉ lục hàng tồn kho HM

 
 

Thực trạng

 
Hãng bán lẻ thời trang Thụy Điển Hennes & Mauritz (H&M) vừa cho hay tổng giá trị của lượng quần áo chưa bán được trong quý II năm 2018  lên đến hơn 4,3 tỉ USD  ( ~ 128 nghìn tỷ đồng), tương đương với 17,6% doanh thu.
 
Báo cáo kinh doanh quý I năm 2018 của H&M cho thấy lợi nhuận của công ty này đã giảm 62%,  xuống mức thấp nhất trong 16 năm qua, cùng với doanh thu. Công ty này cũng cho biết doanh số bán hàng trong tháng 12/2017 và tháng 1/2018 khá khiêm tốn. Cổ phiếu H&M giảm 4,1% xuống còn 122,1 kronor, trượt xuống mức thấp nhất gần 10 năm qua.
 
hang-ton-kho-HampM 1_zpsbpbntwjh.jpg
 

Nguyên nhân

 
Để lý giải về số lượng hàng tồn kho kỷ lục như vậy, nhiều nhà phân tích kinh tế đã đưa ra những giả thuyết khác nhau. Một số cho rằng chính việc mở cửa ồ ạt, với mạng lưới hơn 4.700 cửa hàng trên khắp thế giới đã gây nên áp lực khiến H&M phải sản xuất số lượng hàng khổng lồ để lấp đầy khắp các kệ hàng, bất chấp việc khách hàng có thể mua hết hay không.
 
Điểm mấu chốt trong vấn đề hiện tại của H&M là sự sụt giảm lượng khách hàng mua sắm vào dịp cuối năm, điều mà ông Persson cho là "những thay đổi trong hành vi mua hàng của khách hàng đang ngày càng mạnh mẽ và dần chuyển sang mua hàng trực tuyến thay vì đến cửa hàng".
 
 hang-ton-kho-HampM 6_zpsdxhtxopc.jpg
 
H&M đang rất chậm chạp trong việc mở các cửa hàng thời trang trực tuyến, hay còn gọi là thương mại điện tử. Trong nhiều năm, công thức thành công của H&M là dựa vào việc thâm nhập vào các thị trường mới và mở thêm nhiều cửa hàng thời trang bán lẻ. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ số, đây lại chính là nhược điểm "chết người" của H&M khi muốn phát triển trên nền tảng thương mại điện tử.
 
hang-ton-kho-HampM 3_zpst48um1nw.jpg
 
Tình hình kinh doanh tệ hơn dự báo của H&M từ đầu năm 2018 còn trầm trọng hơn vì thời tiết ấm áp ở châu Âu trong tháng 1, rồi lạnh hơn trong tháng 2. Điều này tác động đến việc kinh doanh của ngành bán lẻ, vì nhiều doanh nghiệp phải giảm giá mạnh hơn để thanh lý hàng tồn kho. CEO H&M Karl-Johan Persson cũng công nhận rằng công ty mắc sai lầm khi thu hẹp phạm vi phân loại hồi năm ngoái, song vẫn kỳ vọng doanh số sẽ cải thiện trong cuối năm 2018.
 
hang-ton-kho-HampM 4_zpstekxgdr4.jpg
 

Giải pháp 

 
H&M cho biết sẽ tích hợp các cửa hàng bán lẻ với cửa hàng trực tuyến nhằm đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời với các dịch vụ phong phú, từ việc lựa chọn sản phẩm phù hợp đến việc mua và thanh toán trực tuyến tại cửa hàng.

Đồng thời, nhà bán lẻ thời trang này cũng cam kết nâng cao sức mạnh của chuỗi cung ứng để phản hồi nhu cầu của khách hàng trong thời gian nhanh và linh hoạt nhất.
 
H&M đang chuyển sự tập trung sau mảng thương mại điện tử và cố gắng theo kịp tốc độ phát triển của các đối thủ. Công ty cũng đã bắt đầu bán các mặt hàng thời trang trên nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc – Tmall vào cuối năm 2017.

Các chuyên gia đều dự đoán rằng, thương mại điện tử sẽ mang lại tương lai tươi sáng hơn cho H&M với mức tăng trưởng 25% và doanh số bán hàng tại các cửa hàng mới mở tăng thêm khoảng 4%. Từ năm 2019 đến năm 2022, doanh thu thương hiệu mới dự kiến sẽ tăng ít nhất 25% mỗi năm, đạt mức 6,31 tỷ USD vào năm 2022, với doanh số bán hàng trực tuyến dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 20% mỗi năm, đạt 9,46 tỷ USD vào năm 2022.
 
hang-ton-kho-HampM 2_zpsw14rfzxu.jpg
 

Tương lai

 
Tuy nhiên, H&M thừa nhận đây không phải là phương thuốc chữa bách bệnh. Ông Persson cho biết, "Những thay đổi trong ngành thời trang đang là mối thách thức lớn và điều này sẽ còn phức tạp hơn nữa".

DEC Design Education sưu tầm & biên tập.
#DEC : " Học để trở thành chuyên nghiệp "